Tại sao xây dựng Vạn Lý Trường Thành khó gấp nhiều lần Kim tự tháp Ai Cập?
Vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên, một nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập. Các vị vua Ai Cập cổ đại, còn được gọi là Pharaoh, sở hữu quyền lực tối cao, họ đã dành nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để xây dựng những lăng mộ cho riêng mình. Pharaoh tin rằng: "Cuộc sống chỉ là thời gian ngắn ngủi, và sau khi chết mới thực sự được tận hưởng vĩnh viễn".
Theo quan điểm hiện đại, độ khó của việc xây dựng các Kim tự tháp Ai Cập cách đây 5 đến 6 nghìn năm quả thực là rất cao. Nhưng về quy mô xây dựng, thì 110 kim tự tháp lớn nhỏ ở Ai Cập (được phát hiện đến thời điểm này) có tổng quy mô xây dựng chưa bằng Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.
Người Ai Cập đã tận dụng lợi thế địa hình dọc sống Nile để giảm đáng kể nhân lực và vật lực trong quá trình xây dựng Kim tự tháp. Các phương tiện kênh đào có thể dẫn trực tiếp đến vùng lân cận của địa điểm xây dựng. Đá cự thạch được vận chuyển bằng sông Nile, rồi nâng lên từ việc xếp chồng trên các sườn dốc dài.
Đa số các kim tự tháp xây dựng theo cách này và thời gian hoàn thành lâu nhất kéo dài vài thập kỷ.
Trong khi đó, việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành không phải trên địa hình bằng phẳng mà là trên những ngọn núi cao ngất, chiếm hầu hết vùng hiểm trở, với mục đích phòng thủ thành lũy. Tần Thủy Hoàng không phải là người đầu tiên cũng như kết thúc xây dựng công trình này.
Tuy nhiên, ông lại là người mở đường cho công trình phát triển bằng việc nối tường thành hai nước Triệu và Hán sau khi thống nhất Trung Hoa. Các triều đại nhà Hán, nhà Đường, nhà Minh và nhà Thanh tiếp theo, đã tiếp tục gia cố và xây dựng tường thành, tổng thời gian hoàn chỉnh công trình kéo dài 2000 năm.
Người ta ước tính, tổng khối lượng công trình Vạn Lý Trường Thành khoảng 100 triệu tấn, gấp rất nhiều lần so với khối lượng xây Kim tự tháp.
Chỉ có điều, độ khó của việc xây dựng Kim tự tháp và Vạn Lý Trường Thành vẫn không thể so sánh được, do sự sai khác về thời điểm và kỹ thuật xây dựng như đã nêu ở trên.