Khi nhắc đến xác ướp, nhiều người nghĩ ngay đến nền văn minh Ai Cập cổ đại. Trong thời gian qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp vẹn nguyên hàng ngàn năm tuổi. Họ cố gắng giải mã kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập giúp các thi hài vẹn nguyên theo thời gian.Trong cuộc khai quật tại nghĩa địa cổ đại Saqqara, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của một xưởng ướp xác nằm sâu trong lòng đất. Theo đó, họ tìm thấy 121 chiếc lọ.Sau một loạt nghiên cứu, nhóm chuyên gia xác nhận số lọ trên đã được những người thợ ướp xác sử dụng trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.Trong số 121 chiếc lọ được tìm thấy, 31 lọ vẫn còn dán nhãn rõ ràng nhất. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra thợ ướp xác Ai Cập cổ đại đã sử dụng nhiều loại chất khác nhau để bảo quản nguyên vẹn thi hài người quá cố trước nấm mốc, vi khuẩn và sự thối rữa.Nhờ phân tích các lọ trên, giới nghiên cứu xác định được những vật liệu được dùng để ướp xác gồm: các loại dầu thực vật như từ cây đỗ tùng, cây bách và cây tuyết tùng, nhựa cây hồ trăn, mỡ động vật và sáp ong.Các nhà khảo cổ còn xác định những thành phần cụ thể được người Ai Cập thời cổ đại dùng cho việc bảo quản những bộ phận khác nhau trên thi hài người quá cố. Ví dụ nhựa hồ trăn và dầu mù u được dùng để bảo quản phần đầu.Đồng tác giả báo cáo, ông Philipp Stockhammer, giáo sư tiền khảo cổ học vùng Đông Địa Trung Hải của Đại học Ludwig Maximilian ở Munich (Đức), cho hay thợ ướp xác biết rõ cần dùng chất gì để ướp lên da, những hợp chất kháng khuẩn, kháng nấm...Nghiên cứu của các chuyên gia cũng phát hiện một dạng chất bí ẩn hiện chỉ được biết qua các tài liệu cổ với cái tên "antiu" (được dịch là mộc dược hoặc hương liệu).Kết quả phân tích cặn trong 121 chiếc lọ cho thấy "antiu" làm từ hỗn hợp dầu cây tuyết tùng, cây đỗ tùng, cây bách trộn chung với các loại mỡ động vật.Các nhà nghiên cứu cho hay, sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về xưởng ướp xác và những lọ được tìm thấy để hiểu rõ hơn về quy trình bảo quản thi hài vẹn nguyên của người Ai Cập cổ đại.Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.
Khi nhắc đến xác ướp, nhiều người nghĩ ngay đến nền văn minh Ai Cập cổ đại. Trong thời gian qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp vẹn nguyên hàng ngàn năm tuổi. Họ cố gắng giải mã kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập giúp các thi hài vẹn nguyên theo thời gian.
Trong cuộc khai quật tại nghĩa địa cổ đại Saqqara, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của một xưởng ướp xác nằm sâu trong lòng đất. Theo đó, họ tìm thấy 121 chiếc lọ.
Sau một loạt nghiên cứu, nhóm chuyên gia xác nhận số lọ trên đã được những người thợ ướp xác sử dụng trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Trong số 121 chiếc lọ được tìm thấy, 31 lọ vẫn còn dán nhãn rõ ràng nhất. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra thợ ướp xác Ai Cập cổ đại đã sử dụng nhiều loại chất khác nhau để bảo quản nguyên vẹn thi hài người quá cố trước nấm mốc, vi khuẩn và sự thối rữa.
Nhờ phân tích các lọ trên, giới nghiên cứu xác định được những vật liệu được dùng để ướp xác gồm: các loại dầu thực vật như từ cây đỗ tùng, cây bách và cây tuyết tùng, nhựa cây hồ trăn, mỡ động vật và sáp ong.
Các nhà khảo cổ còn xác định những thành phần cụ thể được người Ai Cập thời cổ đại dùng cho việc bảo quản những bộ phận khác nhau trên thi hài người quá cố. Ví dụ nhựa hồ trăn và dầu mù u được dùng để bảo quản phần đầu.
Đồng tác giả báo cáo, ông Philipp Stockhammer, giáo sư tiền khảo cổ học vùng Đông Địa Trung Hải của Đại học Ludwig Maximilian ở Munich (Đức), cho hay thợ ướp xác biết rõ cần dùng chất gì để ướp lên da, những hợp chất kháng khuẩn, kháng nấm...
Nghiên cứu của các chuyên gia cũng phát hiện một dạng chất bí ẩn hiện chỉ được biết qua các tài liệu cổ với cái tên "antiu" (được dịch là mộc dược hoặc hương liệu).
Kết quả phân tích cặn trong 121 chiếc lọ cho thấy "antiu" làm từ hỗn hợp dầu cây tuyết tùng, cây đỗ tùng, cây bách trộn chung với các loại mỡ động vật.
Các nhà nghiên cứu cho hay, sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về xưởng ướp xác và những lọ được tìm thấy để hiểu rõ hơn về quy trình bảo quản thi hài vẹn nguyên của người Ai Cập cổ đại.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.