Cụ thể, có một làn sóng Radcliffe - một luồng khí hình thành sao dài 9.000 năm ánh sáng (màu đỏ) - chảy qua thiên hà Milky Way trong hình dung này. Dấu chấm màu vàng đánh dấu mặt trời của Trái đất, có thể đâm vào làn sóng này khoảng 13 triệu năm nữa kể từ bây giờ.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, một dòng khí mới được các nhà thiên văn học đặt tên "Làn sóng Radcliffe".
|
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
|
Trải dài khoảng 9.000 năm ánh sáng (hoặc khoảng 9% đường kính của thiên hà), làn sóng Radcliffe của các ngôi sao không bị phá vỡ bắt đầu gần Orion ở khoảng 500 năm ánh sáng bên dưới vành đĩa của Milky Way.
Làn sóng này tiếp tục lướt qua các chòm sao Kim Ngưu và Perseus, rồi cuối cùng nằm tại các đỉnh gần chòm sao Cepheus, cách trung tâm thiên hà 500 năm ánh sáng.
Toàn bộ cấu trúc làn sóng này nhấp nhô cũng trải dài khoảng 400 năm ánh sáng, bao gồm khoảng 800 triệu ngôi sao và dày đặc với khí hình thành sao hoạt động.
"Những gì chúng tôi quan sát được là cấu trúc khí kết hợp lớn nhất mà chúng ta biết trong thiên hà", Alves, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Vienna nói.
Alves và một nhóm đồng nghiệp quốc tế đã phát hiện ra sóng Radcliffe (được đặt tên theo Viện nghiên cứu nâng cao Radcliffe của Harvard, nơi phần lớn nghiên cứu được thực hiện trong khi tạo ra bản đồ 3D của Milky Way với dữ liệu được thu thập chủ yếu bởi vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu).
"Chúng tôi không biết điều gì gây ra hình dạng này nhưng nó có thể giống như một gợn sóng trong ao, như thể có thứ gì đó cực kỳ to lớn rơi gây ra điều này", Alves nói.
Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu vận tốc của sao cho thấy rằng hệ mặt trời của chúng ta đã đi qua làn sóng Radcliffe khoảng 13 triệu năm trước - và trong khoảng 13 triệu năm nữa, nó sẽ quay trở lại.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực