Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ thăm dò hồng ngoại để theo dõi lớp giữa của các đám mây sao Kim và họ đã tìm thấy một số điều bất ngờ.
Theo nghiên cứu mới, các chuyên gia phát hiện tầng mây giữa này có rất nhiều kiểu đám mây thay đổi theo thời gian và rất khác với tầng trên của các đám mây sao Kim.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Nghiên cứu cũng tìm thấy những thay đổi trong áp suất của các đám mây, cũng như lượng ánh sáng mặt trời phản xạ trở lại không gian ở tầng giữa, điều này cho thấy sự hiện diện của nước, metan hoặc các hợp chất khác hấp thụ bức xạ mặt trời trong tầng mây giữa ở sao Kim.
Những quan sát mới này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hành tinh láng giềng của chúng ta và làm sáng tỏ các hành tinh và ngoại hành tinh khác có bầu khí quyển tiến hóa tương tự.
Các đám mây tầng giữa của Sao Kim được quan sát ở phía tối, chụp bởi camera IR1 của tàu Akatsuki thuộc Cơ quan vũ trụ JAXA.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích gần 1.000 hình ảnh hồng ngoại của các đám mây sao Kim được chụp bởi máy ảnh của tàu Akatsuki trong hơn một năm.
Máy ảnh được thiết kế để quan sát tầng mây giữa, nằm cách bề mặt hành tinh 50 đến 55 km. Photon ở bước sóng hồng ngoại có thể thâm nhập sâu hơn vào các đám mây trước khi bị phản xạ, cho phép các nhà khoa học nhìn sâu hơn vào tầng mây này.
Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực