Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Naoyuki Hirata thuộc Khoa Địa chất học tại Trường nghiên cứu Khoa học của Đại học Kobe đã tiết lộ 77 miệng núi lửa trên Ryugu.
Thông qua việc phân tích các mô hình vị trí và đặc điểm của các miệng hố, họ đã xác định rằng, bán cầu đông và tây của tiểu hành tinh được hình thành ở các khoảng thời gian khác nhau.
Hy vọng rằng, dữ liệu thu thập được có thể được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu và phân tích tiểu hành tinh này trong tương lai.
Những kết quả này đã được công bố lần đầu tiên trên Tạp chí Khoa học Mỹ ' Icarus ' vào ngày 5/ 11/ 2019.
|
Nguồn ảnh: JAXA. |
Tàu Hayabusa 2 của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhằm tăng cường hiểu biết của chúng ta về tiểu hành tinh Ryugu gần Trái đất.
Nhóm nghiên cứu mới tập trung vào việc sử dụng dữ liệu hình ảnh để xác định số lượng và vị trí của các miệng hố va chạm trên tiểu hành tinh.
Các miệng hố va chạm được hình thành khi một tiểu hành tinh nhỏ hơn hoặc sao chổi nào đó từng va chạm vào bề mặt của Ryugu. Phân tích sự phân bố không gian và số lượng miệng hố va chạm có thể cho thấy tần suất va chạm, và các nhà nghiên cứu cũng dễ dàng hơn trong việc xác định tuổi của các khu vực bề mặt khác nhau.
Có 340 hình ảnh đã được sử dụng để đếm miệng núi lửa, với hình ảnh công nghệ stereopair, giúp dễ dàng xác định các miệng hố.
Các vết lõm được xác định trên Ryugu được chia thành bốn loại - tùy thuộc vào mức độ hiển thị rõ ràng của chúng. Suy thoái loại I đến III được phân loại là các miệng hố riêng biệt.
Riêng vùng hố suy thoái loại IV lại có các đặc điểm gần như tròn, nhẵn do đó thật khó để xác định liệu chúng có phải là miệng hố hay không. Nhiều miệng núi lửa cũng chứa đầy những tảng đá hoặc thiếu hình dạng khác biệt.
Nhóm nghiên cứu đã có thể xác định tất cả các miệng hố va chạm có đường kính từ 10 đến 20m, trên toàn bộ bề mặt của Ryugu, tổng cộng có 77 miệng hố.
Phần của bán cầu đông gần kinh tuyến được tìm thấy có nhiều miệng hố nhất. Đây là khu vực gần miệng núi lửa lớn tên là Cendrillon, một trong những khu vực lớn nhất của Ryugu.
Ngược lại, hầu như không có bất kỳ miệng hố nào ở bán cầu tây - cho thấy phần này của tiểu hành tinh được hình thành sau đó. Phân tích cũng tiết lộ rằng, có nhiều miệng hố ở vĩ độ thấp, hơn là ở vĩ độ cao trên Ryugu. Nói cách khác, có rất ít miệng núi lửa ở vùng cực của Ryugu.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực