Ngày 30/10/1961, Liên Xô tiến hành thử nghiệm Tsar Bomba (bom Sa hoàng) trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha, gần đảo Novaya Zemlya - quần đảo xa xôi ở Bắc Băng Dương. Đây quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được con người chế tạo.Theo các bản vẽ thiết kế, bom Sa hoàng có kích thước dài 8m, nặng gần 27 tấn. Nó có tên chính thức là izdeliye 602 ("item 602") nhưng thường được biết đến với biệt danh Tsar Bomba (Bom sa hoàng). Biệt danh này xuất phát từ khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân này.Cụ thể, sức công phá của bom Sa hoàng khoảng 57 megaton TNT, gấp 3.800 lần so với quả bom nguyên tử 15 kiloton đã phá hủy thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.Một số tài liệu ban đầu cho thấy bom Sa hoàng dự định được thiết kế để có đương lượng nổ lên tới khoảng 100 megaton TNT.Tuy nhiên, về sau, các chuyên gia giảm 1/2 đương lượng nổ của vũ khí hạt nhân do lo ngại về bụi phóng xạ có khả năng bay đến tận thủ đô Moscow.Dù vậy, trong vụ thử nghiệm diễn ra ngày 30/10/1961, bom Sa hoàng khiến giới chuyên gia "sốc" vì khả năng hủy diệt khủng khiếp.Sau khi được kích nổ cách mặt đất khoảng 4 km lúc 11h32 ngày 30/10, bom Sa hoàng phá hủy mọi thứ trong bán kính gần 35 km và tạo ra một đám mây hình nấm cao gần 60 km.Trong suốt quá trình thử nghiệm bom Sa hoàng, tất cả các nhà khoa học và quan chức Liên Xô đã theo dõi vụ nổ hạt nhân ở khoảng cách 50 km tính từ tâm chấn để đảm bảo an toàn.Mặc dù vụ thử nghiệm bom Sa hoàng không dẫn đến ô nhiễm môi trường nhưng trong bán kính 55 km tính từ điểm xảy ra vụ nổ, tất cả các tòa nhà đều bị hư hại.Trong đó, một số tòa nhà bị võng mái, nhiều cửa sổ kính bị vỡ vụn. Thậm chí, nhiều tòa nhà sụp đổ hoàn toàn.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Ngày 30/10/1961, Liên Xô tiến hành thử nghiệm Tsar Bomba (bom Sa hoàng) trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha, gần đảo Novaya Zemlya - quần đảo xa xôi ở Bắc Băng Dương. Đây quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được con người chế tạo.
Theo các bản vẽ thiết kế, bom Sa hoàng có kích thước dài 8m, nặng gần 27 tấn. Nó có tên chính thức là izdeliye 602 ("item 602") nhưng thường được biết đến với biệt danh Tsar Bomba (Bom sa hoàng). Biệt danh này xuất phát từ khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân này.
Cụ thể, sức công phá của bom Sa hoàng khoảng 57 megaton TNT, gấp 3.800 lần so với quả bom nguyên tử 15 kiloton đã phá hủy thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Một số tài liệu ban đầu cho thấy bom Sa hoàng dự định được thiết kế để có đương lượng nổ lên tới khoảng 100 megaton TNT.
Tuy nhiên, về sau, các chuyên gia giảm 1/2 đương lượng nổ của vũ khí hạt nhân do lo ngại về bụi phóng xạ có khả năng bay đến tận thủ đô Moscow.
Dù vậy, trong vụ thử nghiệm diễn ra ngày 30/10/1961, bom Sa hoàng khiến giới chuyên gia "sốc" vì khả năng hủy diệt khủng khiếp.
Sau khi được kích nổ cách mặt đất khoảng 4 km lúc 11h32 ngày 30/10, bom Sa hoàng phá hủy mọi thứ trong bán kính gần 35 km và tạo ra một đám mây hình nấm cao gần 60 km.
Trong suốt quá trình thử nghiệm bom Sa hoàng, tất cả các nhà khoa học và quan chức Liên Xô đã theo dõi vụ nổ hạt nhân ở khoảng cách 50 km tính từ tâm chấn để đảm bảo an toàn.
Mặc dù vụ thử nghiệm bom Sa hoàng không dẫn đến ô nhiễm môi trường nhưng trong bán kính 55 km tính từ điểm xảy ra vụ nổ, tất cả các tòa nhà đều bị hư hại.
Trong đó, một số tòa nhà bị võng mái, nhiều cửa sổ kính bị vỡ vụn. Thậm chí, nhiều tòa nhà sụp đổ hoàn toàn.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.