Cho đến nay, vụ thử bom hạt nhân mang biệt danh bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là vụ nổ bom nguyên tử mạnh nhất thế giới. Bom Sa hoàng còn được gọi là "Mẹ Kuzkina" hay "Ivan lớn".Theo các tài liệu được giải mật, bom Sa hoàng có mật danh là AN602, được các nhà khoa học Liên Xô bắt đầu thiết kế, chế tạo từ năm 1956. Tham gia dự án này là nhiều nhà khoa học, chuyên gia vật lý hàng đầu như Andrei Sakharov.Ông Alex Wellerstein, giám đốc chương trình Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ tại Viện Công nghệ Stevens cho hay, bom Sa Hoàng ban đầu dự định được thiết kế để tạo ra vụ nổ đạt 100 megaton. Tuy nhiên, về sau, vũ khí nguyên tử này được thiết kế còn 50 megaton để giảm bớt hậu quả tiêu cực.Ngay cả khi giảm 50%, bom Sa hoàng vẫn có sức hủy diệt khủng khiếp. Bởi lẽ, các chuyên gia cho hay khi bom Sa hoàng được kích nổ sẽ có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT.Để so sánh với bom Sa hoàng, bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản cuối Thế chiến 2 có công phá tương đương khoảng 16 nghìn tấn TNT trong khi quả bom hạt nhân thả xuống Nagasaki tương đương 21 nghìn tấn TNT.Điều này có nghĩa bom Sa hoàng do Liên Xô chế tạo có sức mạnh gấp khoảng 1.350 lần sức công phá của 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ sử dụng trong Thế chiến 2.Vào ngày 30/10/1961, Liên Xô đã cho kích nổ bom Sa hoàng ở độ cao 4.000m trên quần đảo Novaya Zemlya, phía bắc của vòng Bắc cực. Vụ nổ này đã tạo ra một đám mây hình nấm cao 64 km, sau đó lan rộng, đạt đường kính tối đa 95 km. Người dân có thể nhìn thấy đám mây đó từ khoảng cách gần 1.000 km.Sóng âm được tạo ra từ vụ thử nghiệm bom Sa hoàng đã truyền đến đảo Dixon nằm cách Novaya Zemlya 800 km. Thêm nữa, sóng địa chấn đã truyền quanh hành tinh ba vòng. Tại địa điểm thử nghiệm và cách khu vực vũ khí hạt nhân này phát nổ hàng trăm km, liên lạc vô tuyến bị mất trong 40 phút.Trong bán kính 55 km tính từ điểm xảy ra vụ nổ, tất cả các tòa nhà đều bị hư hại như cửa kính vỡ vụn, nhiều bức tường đổ sập hoàn toàn...Nhiều động vật như dê, cừu... trong bán kính vụ nổ bom Sa hoàng chết hàng loạt. Sau cuộc thử nghiệm, cảnh quan ở Novaya Zemlya đã có sự thay đổi lớn khi tất cả các ngọn đồi gần như biến mất, cả khu vực rộng lớn gần như biến thành bình địa.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Cho đến nay, vụ thử bom hạt nhân mang biệt danh bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là vụ nổ bom nguyên tử mạnh nhất thế giới. Bom Sa hoàng còn được gọi là "Mẹ Kuzkina" hay "Ivan lớn".
Theo các tài liệu được giải mật, bom Sa hoàng có mật danh là AN602, được các nhà khoa học Liên Xô bắt đầu thiết kế, chế tạo từ năm 1956. Tham gia dự án này là nhiều nhà khoa học, chuyên gia vật lý hàng đầu như Andrei Sakharov.
Ông Alex Wellerstein, giám đốc chương trình Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ tại Viện Công nghệ Stevens cho hay, bom Sa Hoàng ban đầu dự định được thiết kế để tạo ra vụ nổ đạt 100 megaton. Tuy nhiên, về sau, vũ khí nguyên tử này được thiết kế còn 50 megaton để giảm bớt hậu quả tiêu cực.
Ngay cả khi giảm 50%, bom Sa hoàng vẫn có sức hủy diệt khủng khiếp. Bởi lẽ, các chuyên gia cho hay khi bom Sa hoàng được kích nổ sẽ có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Để so sánh với bom Sa hoàng, bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản cuối Thế chiến 2 có công phá tương đương khoảng 16 nghìn tấn TNT trong khi quả bom hạt nhân thả xuống Nagasaki tương đương 21 nghìn tấn TNT.
Điều này có nghĩa bom Sa hoàng do Liên Xô chế tạo có sức mạnh gấp khoảng 1.350 lần sức công phá của 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ sử dụng trong Thế chiến 2.
Vào ngày 30/10/1961, Liên Xô đã cho kích nổ bom Sa hoàng ở độ cao 4.000m trên quần đảo Novaya Zemlya, phía bắc của vòng Bắc cực. Vụ nổ này đã tạo ra một đám mây hình nấm cao 64 km, sau đó lan rộng, đạt đường kính tối đa 95 km. Người dân có thể nhìn thấy đám mây đó từ khoảng cách gần 1.000 km.
Sóng âm được tạo ra từ vụ thử nghiệm bom Sa hoàng đã truyền đến đảo Dixon nằm cách Novaya Zemlya 800 km. Thêm nữa, sóng địa chấn đã truyền quanh hành tinh ba vòng. Tại địa điểm thử nghiệm và cách khu vực vũ khí hạt nhân này phát nổ hàng trăm km, liên lạc vô tuyến bị mất trong 40 phút.
Trong bán kính 55 km tính từ điểm xảy ra vụ nổ, tất cả các tòa nhà đều bị hư hại như cửa kính vỡ vụn, nhiều bức tường đổ sập hoàn toàn...
Nhiều động vật như dê, cừu... trong bán kính vụ nổ bom Sa hoàng chết hàng loạt. Sau cuộc thử nghiệm, cảnh quan ở Novaya Zemlya đã có sự thay đổi lớn khi tất cả các ngọn đồi gần như biến mất, cả khu vực rộng lớn gần như biến thành bình địa.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.