Nằm gần biên giới với Oman hơn thủ đô Sanaa của Yemen - cách đó 1.300 km, chiếc hố khổng lồ giữa sa mạc của tỉnh Al-Mahra có tên chính thức là "Giếng Barhout". Tuy nhiên, người địa phương thường gọi đây là " Giếng địa ngục". Ảnh: France24.
Tương truyền, đây là nhà tù giam giữ ma quỷ. Điều này xuất phát từ mùi khó ngửi và có độc bốc lên từ phía dưới. Chính vì thế, nơi này còn có tên là "miệng địa ngục". Ảnh: News.com.au.
Các nhà chức trách nói với AFP vào tháng 6 rằng họ không biết có gì ở dưới đáy hố - khu vực địa chất có thể đã hàng triệu năm tuổi. Salah Babhair, giám đốc cơ quan khảo sát địa chất và khoáng sản của Mahra, cho biết họ từng xuống độ sâu khoảng 50-60 m và thấy mùi kỳ lạ bốc lên. Ảnh: India Today.
Mới đây, một nhóm thám hiểm hang độc từ OCET (Đội Khám phá Hang động Oman) đã xuống tận đáy chiếc hố bí ẩn có đường kính miệng hơn 30 m này. Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy rắn, động vật chết và "ngọc trai đá". Ảnh: AFP/OCET.
Đáy hang nằm ở độ sâu 112 m. Đoạn băng do nhóm OCET quay cho thấy khu vực phía dưới có dạng hang động, với các "ngọc trai đá" màu xám và xanh độc đáo. Chúng hình thành do nước nhỏ xuống. Ảnh: AFP/OCET.
Kindi, một thành viên tham gia chuyến thám hiểm, cho biết họ có động lực là đam mê khám phá, và cảm nhận điều này có thể hé lộ kỳ quan mới cùng một phần lịch sử Yemen. Họ đã thu thập mẫu nước, đá, đất và động vật chết nhưng chưa phân tích. Một báo cáo hoàn chỉnh sẽ sớm được công bố. Ảnh: Mirror.
Nguồn gốc cũng như phân loại hố này vẫn chưa được làm rõ. Một số cho rằng đây là siêu núi lửa sẽ phun trào, nhưng chưa có chứng cứ khoa học cho điều đó. Số khác nghĩ đây có thể là pingo - núi băng vĩnh cửu được tạo nên từ kết cấu của băng ngầm, hiện tượng địa chất xuất hiện gần đây ở bán đảo Yamal, Nga. Ảnh: IFLScience.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác cho rằng đây không phải pingo, mà là hố sụt hình thành do xói mòn đá vôi và sự dịch chuyển của tầng muối địa chất. Ảnh: AFP/OCET.
Đến giờ, những người dân ở khu vực xung quanh vẫn không muốn đến gần nơi này, thậm chí không muốn nhắc đến nó, vì cho rằng sẽ gặp xui rủi. Ảnh: AFP/OCET.
Nằm gần biên giới với Oman hơn thủ đô Sanaa của Yemen - cách đó 1.300 km, chiếc hố khổng lồ giữa sa mạc của tỉnh Al-Mahra có tên chính thức là "Giếng Barhout". Tuy nhiên, người địa phương thường gọi đây là "
Giếng địa ngục". Ảnh: France24.
Tương truyền, đây là nhà tù giam giữ ma quỷ. Điều này xuất phát từ mùi khó ngửi và có độc bốc lên từ phía dưới. Chính vì thế, nơi này còn có tên là "
miệng địa ngục". Ảnh: News.com.au.
Các nhà chức trách nói với AFP vào tháng 6 rằng họ không biết có gì ở dưới đáy hố - khu vực địa chất có thể đã hàng triệu năm tuổi. Salah Babhair, giám đốc cơ quan khảo sát địa chất và khoáng sản của Mahra, cho biết họ từng xuống độ sâu khoảng 50-60 m và thấy mùi kỳ lạ bốc lên. Ảnh: India Today.
Mới đây, một nhóm thám hiểm hang độc từ OCET (Đội Khám phá Hang động Oman) đã xuống tận đáy
chiếc hố bí ẩn có đường kính miệng hơn 30 m này. Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy rắn, động vật chết và "ngọc trai đá". Ảnh: AFP/OCET.
Đáy hang nằm ở độ sâu 112 m. Đoạn băng do nhóm OCET quay cho thấy khu vực phía dưới có dạng hang động, với các "ngọc trai đá" màu xám và xanh độc đáo. Chúng hình thành do nước nhỏ xuống. Ảnh: AFP/OCET.
Kindi, một thành viên tham gia chuyến thám hiểm, cho biết họ có động lực là đam mê khám phá, và cảm nhận điều này có thể hé lộ kỳ quan mới cùng một phần lịch sử Yemen. Họ đã thu thập mẫu nước, đá, đất và động vật chết nhưng chưa phân tích. Một báo cáo hoàn chỉnh sẽ sớm được công bố. Ảnh: Mirror.
Nguồn gốc cũng như phân loại hố này vẫn chưa được làm rõ. Một số cho rằng đây là siêu núi lửa sẽ phun trào, nhưng chưa có chứng cứ khoa học cho điều đó. Số khác nghĩ đây có thể là pingo - núi băng vĩnh cửu được tạo nên từ kết cấu của băng ngầm, hiện tượng địa chất xuất hiện gần đây ở bán đảo Yamal, Nga. Ảnh: IFLScience.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác cho rằng đây không phải pingo, mà là hố sụt hình thành do xói mòn đá vôi và sự dịch chuyển của tầng muối địa chất. Ảnh: AFP/OCET.
Đến giờ, những người dân ở khu vực xung quanh vẫn không muốn đến gần nơi này, thậm chí không muốn nhắc đến nó, vì cho rằng sẽ gặp xui rủi. Ảnh: AFP/OCET.