Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Manasvi Lingan từ Viện Công nghệ Florida và giáo sư Avi Loeb từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, những vật thể khối lượng hành tinh, trôi nổi tự do giữa các vì sao, có thể sở hữu các đại dương giàu sự sống bên dưới vỏ băng dày.Những vật thể này là một dạng hành tinh thất bại được giới thiên văn ghi nhận những năm gần đây. Đặc điểm của chúng là khó quan sát bởi không được chiếu sáng do không có sao mẹ.Theo các nhà khoa học, hầu hết những hành tinh thất bại có khối lượng xấp xỉ Trái Đất và nhiều hành tinh dạng này ở gần hệ Mặt Trời hơn bất kỳ hành tinh thuộc hệ sao khác nào.Bên cạnh đó, chúng cũng có thể "đi lạc'' vào chính hệ Mặt Trời của chúng ta, lẩn khuất ở một vùng khó quan sát. Vì vậy, việc chỉ ra khả năng sống được của chúng là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận và nghiên cứu."Cái lạnh của không gian giữa các vì sao sẽ là quá nhiều để các đại dương hoàn toàn ở trạng thái lỏng" tác giả của nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, chính đại dương với bề mặt đóng băng dày lại giúp bảo tồn được nhiệt lượng tỏa ra từ bên trong hành tinh.Vì vậy có thể giữa vỏ băng và lõi hành tinh nóng bỏng là một đại dương ấm áp và hỗ trợ sự sống, khá giống điều mà các nhà khoa học vẫn kỳ vọng ở một số mặt trăng của Sao Mộc hay Sao Thổ.Dạng sống trên hành tinh thất bại kiểu này được cho là các vi sinh vật không cần đến ánh sáng mà các nhà sinh vật học từng tìm thấy ngay trên Trái đất của chúng ta.Trước đây, một nghiên cứu cho thấy vũ trụ có nhiều hành tinh và trong số đó có thể có sự sống mặc dù điều kiện không giống như Trái Đất.Các chuyên gia trường Đại học Cambridge của Anh xác định có nhiều dạng hành tinh, trong đó có Hycean - lớn gấp 2,5 lần Trái Đất và là các hành tinh đại dương có bầu khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt Trời.Nơi đây hứa hẹn là "điểm đến an toàn" cho những loại vi sinh vật tương tự như những loài có thể phát triển mạnh trong một số môi trường khắc nghiệt nhất ở Trái Đất.Các hành tinh Hycean mở ra hướng đi mới cho các nhà khoa học trong việc tìm kiếm sự sống ở ngoài vũ trụ. Các hành tinh Hycean cũng rất đa dạng. Một số có quỹ đạo gần với các ngôi sao, một số lại có quỹ đạo xa và nhận được rất ít bức xạ của ngôi sao.Nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự sống vẫn có thể tồn tại ngay tại những vùng đại dương khắc nghiệt như vậy.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Manasvi Lingan từ Viện Công nghệ Florida và giáo sư Avi Loeb từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, những vật thể khối lượng hành tinh, trôi nổi tự do giữa các vì sao, có thể sở hữu các đại dương giàu sự sống bên dưới vỏ băng dày.
Những vật thể này là một dạng hành tinh thất bại được giới thiên văn ghi nhận những năm gần đây. Đặc điểm của chúng là khó quan sát bởi không được chiếu sáng do không có sao mẹ.
Theo các nhà khoa học, hầu hết những hành tinh thất bại có khối lượng xấp xỉ Trái Đất và nhiều hành tinh dạng này ở gần hệ Mặt Trời hơn bất kỳ hành tinh thuộc hệ sao khác nào.
Bên cạnh đó, chúng cũng có thể "đi lạc'' vào chính hệ Mặt Trời của chúng ta, lẩn khuất ở một vùng khó quan sát. Vì vậy, việc chỉ ra khả năng sống được của chúng là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận và nghiên cứu.
"Cái lạnh của không gian giữa các vì sao sẽ là quá nhiều để các đại dương hoàn toàn ở trạng thái lỏng" tác giả của nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, chính đại dương với bề mặt đóng băng dày lại giúp bảo tồn được nhiệt lượng tỏa ra từ bên trong hành tinh.
Vì vậy có thể giữa vỏ băng và lõi hành tinh nóng bỏng là một đại dương ấm áp và hỗ trợ sự sống, khá giống điều mà các nhà khoa học vẫn kỳ vọng ở một số mặt trăng của Sao Mộc hay Sao Thổ.
Dạng sống trên hành tinh thất bại kiểu này được cho là các vi sinh vật không cần đến ánh sáng mà các nhà sinh vật học từng tìm thấy ngay trên Trái đất của chúng ta.
Trước đây, một nghiên cứu cho thấy vũ trụ có nhiều hành tinh và trong số đó có thể có sự sống mặc dù điều kiện không giống như Trái Đất.
Các chuyên gia trường Đại học Cambridge của Anh xác định có nhiều dạng hành tinh, trong đó có Hycean - lớn gấp 2,5 lần Trái Đất và là các hành tinh đại dương có bầu khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt Trời.
Nơi đây hứa hẹn là "điểm đến an toàn" cho những loại vi sinh vật tương tự như những loài có thể phát triển mạnh trong một số môi trường khắc nghiệt nhất ở Trái Đất.
Các hành tinh Hycean mở ra hướng đi mới cho các nhà khoa học trong việc tìm kiếm sự sống ở ngoài vũ trụ. Các hành tinh Hycean cũng rất đa dạng. Một số có quỹ đạo gần với các ngôi sao, một số lại có quỹ đạo xa và nhận được rất ít bức xạ của ngôi sao.
Nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự sống vẫn có thể tồn tại ngay tại những vùng đại dương khắc nghiệt như vậy.