Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim lên tới gần 430 độ C, đủ nóng để khiến chì tan chảy cùng sức ép không khí gấp 90 lần Trái Đất và những cánh đồng nham thạch sôi sục.Nói không quá, hành tinh này sẽ diệt vong mọi thứ tồn tại trên nó chỉ trong chưa tới 10 giây. Thậm chí, Sulfuric Acid (H₂SO₄) trong không khí có thể hủy hoại bạn trước cả khi đặt chân được lên bề mặt hành tinh này.Nằm cách Mặt Trời 4,5 tỷ km, sao Hải Vương là một khối băng khổng lồ với những dòng nước xoáy tít và những mảnh băng sắc nhọn di chuyển cực nhanh. Thế nhưng nó cũng phải mất tới 165 năm để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.Tốc độ gió đạt 1130 km/h và chỉ thế thôi đã đủ để sao Hải Vương khiến bạn bị xé toạc trước khi những mảnh băng làm điều ấy.Đừng khiến vẻ đẹp với những vành đai mê hoặc của sao Thổ nhìn từ xa đánh lừa bạn. Hành tinh này sẽ là một nấm mồ kinh hoàng nếu bạn đặt chân tới đây bởi tốc độ gió trên sao Thổ là 1.800 km/h.Sao Hải Vương có tới 13 vệ tinh và 1 trong số đó là Triton, cũng là 1 trong những nơi lạnh giá nhất hệ Mặt Trời, với nhiệt độ chỉ khoảng âm 235 độ C.Ngoài ra, Triton còn sở hữu một trong 4 núi lửa băng của hệ Mặt Trời phun ra băng và ammonia (NH3). Đặt chân lên vệ tinh này, nếu bạn không bị đông cứng ngay lập tức thì cũng bị những mảnh băng bay trong không khí xé toạc.Nhắc đến những hành tinh đáng sợ nhất hệ Mặt Trời không thể bỏ qua sao Thủy - nơi không có bầu khí quyển. Điều đó tức là bạn có thể sẽ bị ngạt trên hành tinh này hoặc bị nung chảy bởi nhiệt độ lên tới 430 độ C, thậm chí là đóng băng với nhiệt độ âm 180 độ C ở mặt bên kia của sao Thủy.Vệ tinh IO của sao Mộc được coi là "hỏa ngục" của hệ Mặt Trời với những dòng nham thạch sôi sục và núi lửa khổng lồ phun ra dòng lửa nóng cao tới hơn 300 mét.Nằm cách Mặt Trời tới gần 6 tỷ km, nhiệt độ trung bình trên sao Diêm Vương là âm 234 độ C, chỉ ấm hơn 1 độ so với vệ tinh Triton băng giá của sao Hải Vương.Vệ tinh Titan lớn nhất sao Thổ này cũng là một nơi đáng sợ trong hệ Mặt Trời khi có thể khiến bạn bị đóng băng và nhấn chìm trên những hồ methane cực độc.Trong khi Europa của sao Mộc như một quả cầu thủy tinh lơ lửng trong không gian khiến những vị khách chưa kịp đặt chân tới đã bị đông cứng lại. NASA cho rằng dưới lớp vỏ băng của vệ tinh này tương tự các đại dương và lõi sắt như Trái Đất.Các nhà khoa học cho rằng có thể có một đại dương khổng lồ bao phủ bề mặt của Enceladus - một trong những vệ tinh của sao Thổ. Tuy nhiên, những mảnh băng sắc nhọn di chuyển với tốc độ cực lớn trên hành tinh này sẽ khiến bạn bị xé toạc ra trước khi kịp khám phá điều gì ẩn dưới lớp băng trên Enceladus.
Bí ẩn về sao khổng lồ đỏ: Sao cổ nhất vũ trụ? | VTC Now
Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim lên tới gần 430 độ C, đủ nóng để khiến chì tan chảy cùng sức ép không khí gấp 90 lần Trái Đất và những cánh đồng nham thạch sôi sục.
Nói không quá, hành tinh này sẽ diệt vong mọi thứ tồn tại trên nó chỉ trong chưa tới 10 giây. Thậm chí, Sulfuric Acid (H₂SO₄) trong không khí có thể hủy hoại bạn trước cả khi đặt chân được lên bề mặt hành tinh này.
Nằm cách Mặt Trời 4,5 tỷ km, sao Hải Vương là một khối băng khổng lồ với những dòng nước xoáy tít và những mảnh băng sắc nhọn di chuyển cực nhanh. Thế nhưng nó cũng phải mất tới 165 năm để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.
Tốc độ gió đạt 1130 km/h và chỉ thế thôi đã đủ để sao Hải Vương khiến bạn bị xé toạc trước khi những mảnh băng làm điều ấy.
Đừng khiến vẻ đẹp với những vành đai mê hoặc của sao Thổ nhìn từ xa đánh lừa bạn. Hành tinh này sẽ là một nấm mồ kinh hoàng nếu bạn đặt chân tới đây bởi tốc độ gió trên sao Thổ là 1.800 km/h.
Sao Hải Vương có tới 13 vệ tinh và 1 trong số đó là Triton, cũng là 1 trong những nơi lạnh giá nhất hệ Mặt Trời, với nhiệt độ chỉ khoảng âm 235 độ C.
Ngoài ra, Triton còn sở hữu một trong 4 núi lửa băng của hệ Mặt Trời phun ra băng và ammonia (NH3). Đặt chân lên vệ tinh này, nếu bạn không bị đông cứng ngay lập tức thì cũng bị những mảnh băng bay trong không khí xé toạc.
Nhắc đến những hành tinh đáng sợ nhất hệ Mặt Trời không thể bỏ qua sao Thủy - nơi không có bầu khí quyển. Điều đó tức là bạn có thể sẽ bị ngạt trên hành tinh này hoặc bị nung chảy bởi nhiệt độ lên tới 430 độ C, thậm chí là đóng băng với nhiệt độ âm 180 độ C ở mặt bên kia của sao Thủy.
Vệ tinh IO của sao Mộc được coi là "hỏa ngục" của hệ Mặt Trời với những dòng nham thạch sôi sục và núi lửa khổng lồ phun ra dòng lửa nóng cao tới hơn 300 mét.
Nằm cách Mặt Trời tới gần 6 tỷ km, nhiệt độ trung bình trên sao Diêm Vương là âm 234 độ C, chỉ ấm hơn 1 độ so với vệ tinh Triton băng giá của sao Hải Vương.
Vệ tinh Titan lớn nhất sao Thổ này cũng là một nơi đáng sợ trong hệ Mặt Trời khi có thể khiến bạn bị đóng băng và nhấn chìm trên những hồ methane cực độc.
Trong khi Europa của sao Mộc như một quả cầu thủy tinh lơ lửng trong không gian khiến những vị khách chưa kịp đặt chân tới đã bị đông cứng lại. NASA cho rằng dưới lớp vỏ băng của vệ tinh này tương tự các đại dương và lõi sắt như Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng có thể có một đại dương khổng lồ bao phủ bề mặt của Enceladus - một trong những vệ tinh của sao Thổ. Tuy nhiên, những mảnh băng sắc nhọn di chuyển với tốc độ cực lớn trên hành tinh này sẽ khiến bạn bị xé toạc ra trước khi kịp khám phá điều gì ẩn dưới lớp băng trên Enceladus.
Bí ẩn về sao khổng lồ đỏ: Sao cổ nhất vũ trụ? | VTC Now