Đoạn video được ghi lại tại Công viên Kinabalu, Malaysia cho thấy một con rắn có màu đỏ kỳ lạ đã tấn công và ăn thịt một con rắn khác trong đêm.Theo quan sát, đây chính là rắn cạp nong đầu đỏ có tên khoa học là Bungarus flaviceps. Chúng là một loài rắn cực độc và phân bố ở cả Việt Nam nhưng ít người biết đến.Rắn cạp nong đầu đỏ có đầu và đuôi màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng. Ngoài ra chúng có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc sống lưng và hai bên thân.Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Thức ăn yêu thích của rắn cạp nong đầu đỏ là các loài rắn khác và thằn lằn bóng chân ngắn.Rắn cạp nong đầu đỏ hoạt động vào cả ban ngày và ban đêm. Phần lớn thời gian trong ngày chúng ở khu vực của mình cho đến khi trời tắt nắng. Loài rắn này không cắn người khi có ánh sáng Mặt trời.Rắn cạp nong đầu đỏ có thể dài đến 2,1 mét, thường chỉ sinh sống ở rừng mưa thấp cách xa khu dân cư nên rất hiếm khi chúng ta bắt gặp loài rắn này.Trái với những loài rắn cạp nong khác như cạp nong đen vàng (tên khoa học là Bungarus fasciatus) hay rắn cạp nia đen trắng (Bungarus) thường xuất hiện gần nơi con người sinh sống, cạp nong đầu đỏ là một loài rắn hiếm và rất đẹp.Loài rắn này cực kỳ nhút nhát nên những video về loài rắn này hiếm hơn rất nhiều so với các loài rắn cạp nong, cạp nia khác. Không những thế, video về tập tính săn mồi của chúng lại càng ít được biết đến.Nọc độc của rắn cạp nong đầu đỏ tác động đến thần kinh, ngăn các mối nối truyền tải thông tin từ thần kinh đến cơ bắp, khiến cho nạn nhân không thể di chuyển hoặc ngưng hô hấp.Tại vùng bị cắn nạn nhân sẽ thấy đau, sưng nề, có thể bị hoại tử, da bầm tím chuyển sang đen, nhiễm trùng vết cắn (sưng đỏ, sốt, có vết mủ). Toàn thân đau đớn, không nói được, liệt toàn thân, khó thở, loạn nhịp tim, ... không cứu chữa kịp thời có thể tử vong.Số lượng loài này còn rất ít, hiện nay rất khó gặp loài này ở vùng phân bố của chúng ở núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cần có kế hoạch điều tra cụ thể và nhanh chóng đưa loài này vào sách đỏ Việt Nam để quản lý bảo vệ.Rắn cạp nong đầu đỏ rất hiếm này sống ở các vùng rừng rậm có độ cao 400m so với mực nước biển Phân bố Việt Nam: Mới chỉ được ghi nhận là tìm thấy ở Núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thế giới: Loài này phân bố ở Tenasserim, bán đảo Ratchaburi phía Nam Thái Lan, bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Bangka, phía Tây Mã Lai và Kalimantan.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Đoạn video được ghi lại tại Công viên Kinabalu, Malaysia cho thấy một con rắn có màu đỏ kỳ lạ đã tấn công và ăn thịt một con rắn khác trong đêm.
Theo quan sát, đây chính là rắn cạp nong đầu đỏ có tên khoa học là Bungarus flaviceps. Chúng là một loài rắn cực độc và phân bố ở cả Việt Nam nhưng ít người biết đến.
Rắn cạp nong đầu đỏ có đầu và đuôi màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng. Ngoài ra chúng có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc sống lưng và hai bên thân.
Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Thức ăn yêu thích của rắn cạp nong đầu đỏ là các loài rắn khác và thằn lằn bóng chân ngắn.
Rắn cạp nong đầu đỏ hoạt động vào cả ban ngày và ban đêm. Phần lớn thời gian trong ngày chúng ở khu vực của mình cho đến khi trời tắt nắng. Loài rắn này không cắn người khi có ánh sáng Mặt trời.
Rắn cạp nong đầu đỏ có thể dài đến 2,1 mét, thường chỉ sinh sống ở rừng mưa thấp cách xa khu dân cư nên rất hiếm khi chúng ta bắt gặp loài rắn này.
Trái với những loài rắn cạp nong khác như cạp nong đen vàng (tên khoa học là Bungarus fasciatus) hay rắn cạp nia đen trắng (Bungarus) thường xuất hiện gần nơi con người sinh sống, cạp nong đầu đỏ là một loài rắn hiếm và rất đẹp.
Loài rắn này cực kỳ nhút nhát nên những video về loài rắn này hiếm hơn rất nhiều so với các loài rắn cạp nong, cạp nia khác. Không những thế, video về tập tính săn mồi của chúng lại càng ít được biết đến.
Nọc độc của rắn cạp nong đầu đỏ tác động đến thần kinh, ngăn các mối nối truyền tải thông tin từ thần kinh đến cơ bắp, khiến cho nạn nhân không thể di chuyển hoặc ngưng hô hấp.
Tại vùng bị cắn nạn nhân sẽ thấy đau, sưng nề, có thể bị hoại tử, da bầm tím chuyển sang đen, nhiễm trùng vết cắn (sưng đỏ, sốt, có vết mủ). Toàn thân đau đớn, không nói được, liệt toàn thân, khó thở, loạn nhịp tim, ... không cứu chữa kịp thời có thể tử vong.
Số lượng loài này còn rất ít, hiện nay rất khó gặp loài này ở vùng phân bố của chúng ở núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cần có kế hoạch điều tra cụ thể và nhanh chóng đưa loài này vào sách đỏ Việt Nam để quản lý bảo vệ.
Rắn cạp nong đầu đỏ rất hiếm này sống ở các vùng rừng rậm có độ cao 400m so với mực nước biển Phân bố Việt Nam: Mới chỉ được ghi nhận là tìm thấy ở Núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thế giới: Loài này phân bố ở Tenasserim, bán đảo Ratchaburi phía Nam Thái Lan, bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Bangka, phía Tây Mã Lai và Kalimantan.