Rắn vảy gai (Atheris hispida) là một loài rắn có nọc độc được tìm thấy ở Trung Phi. Chúng nổi bật với những chiếc vảy nhọn hoắt trên lưng xếp đè lên nhau như mái ngói, trông giống như hình tượng rồng trong truyền thuyết.Lớp vảy đặc biệt kết hợp với đôi mắt lớn khiến cho rắn gai trông rất hung dữ. Loài rắn độc này có chiều dài khoảng từ 58 đến 73cm khi trưởng thành. Con đực dài hơn đáng kể so với con cái nhưng mảnh mai hơn.Rắn mọc sừng (tên khác là horned viper) là một trong những loài rắn lạ nhất thế giới vì sở hữu vẻ ngoài như...yêu quái. Đa phần những con rắn thuộc loài này mọc sừng trên 2 mắt, nhưng một số lại không.Địa bàn "hoạt động" chính của loài rắn độc này là Bắc Phi và Trung Đông. Chiều dài trung bình của loài này là dưới 50cm. Đa phần những con rắn thuộc loài này có sừng trên 2 mắt, nhưng một số lại không, chính vì vậy, đến giờ nhiều người vẫn không hiểu chức năng của đôi sừng này là gì.Rắn độc đuôi nhện được biết đến là một trong những loài rắn có nọc độc và nguy hiểm. Chúng có hai chiếc sừng trên đầu, bộ da xù xì và đặc biệt là chiếc đuôi “biến dạng” khá giống với một con nhện 6 chân.Điểm khác biệt lớn nhất của loài rắn này đối với đồng loại của nó nằm ở cách thức săn mồi độc đáo. Chiếc đuôi với hình dáng được bao phủ bởi nhiều lớp vẩy nhìn trông giống như những chiếc chân nhện, có vai trò như một dạng thu hút con mồi.Rắn mũi lá đến từ Madagascar, còn có tên gọi là Langaha nasuta. Loài rắn này thường sống trên cây, thường ăn thằn lằn, nhìn qua thì có vẻ vô hại nhưng lại chứa nọc độc nguy hiểm.Giống như nhiều loài rắn châu Á, rắn mũi lá thường sống trên cây và ăn thằn lằn. Đây là một loài rắn độc sẽ khiến người bị cắn vô cùng đau đớn nhưng lại không nguy hiểm đến tính mạng.Rắn xúc tu là loài rắn nước, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Rắn xúc tu có chiều dài tương đối ngắn, chỉ khoảng 90cm. Chúng là loài rắn duy nhất có 2 chiếc xúc tu trên mõm.Theo các nhà khoa học nghiên cứu, rất có thể hai xúc tu nhỏ bé này là vũ khí giúp loài rắn này thu hút những con cá bé, con mồi ưa thích. Tuy là một loài rắn độc nhưng nó lại chỉ thích bơi lội dưới nước ăn cá, bởi vật ít nguy hại với con người.Rắn ăn trứng châu Phi không có nọc độc vì chúng không có răng nanh, nhưng may thay chúng còn bộ răng giả để tự vệ. Khi thấy có nguy hiểm rình rập mình, chúng sẽ dùng cơ thể ngoằn ngoèo lượn tròn trên mặt đất làm hoa mắt đối phương, nhưng chúng sẽ không cắn thật vì như vậy sẽ bị bại lộ, hành động này chỉ giúp hù dọa khiến những con vật xung quanh phải sợ chúng.Không những thế, rắn ăn trứng châu Phi còn có bộ hàm rất linh hoạt giúp chúng có thể nuốt được quả trứng to gấp 10 lần trọng lượng cơ thể. Quả trứng sẽ được phá vỡ sau khi được đẩy xuống chỗ lồi lõm của cột sống, khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng, vỏ trứng sẽ được đào thải ra ngoài.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Rắn vảy gai (Atheris hispida) là một loài rắn có nọc độc được tìm thấy ở Trung Phi. Chúng nổi bật với những chiếc vảy nhọn hoắt trên lưng xếp đè lên nhau như mái ngói, trông giống như hình tượng rồng trong truyền thuyết.
Lớp vảy đặc biệt kết hợp với đôi mắt lớn khiến cho rắn gai trông rất hung dữ. Loài rắn độc này có chiều dài khoảng từ 58 đến 73cm khi trưởng thành. Con đực dài hơn đáng kể so với con cái nhưng mảnh mai hơn.
Rắn mọc sừng (tên khác là horned viper) là một trong những loài rắn lạ nhất thế giới vì sở hữu vẻ ngoài như...yêu quái. Đa phần những con rắn thuộc loài này mọc sừng trên 2 mắt, nhưng một số lại không.
Địa bàn "hoạt động" chính của loài rắn độc này là Bắc Phi và Trung Đông. Chiều dài trung bình của loài này là dưới 50cm. Đa phần những con rắn thuộc loài này có sừng trên 2 mắt, nhưng một số lại không, chính vì vậy, đến giờ nhiều người vẫn không hiểu chức năng của đôi sừng này là gì.
Rắn độc đuôi nhện được biết đến là một trong những loài rắn có nọc độc và nguy hiểm. Chúng có hai chiếc sừng trên đầu, bộ da xù xì và đặc biệt là chiếc đuôi “biến dạng” khá giống với một con nhện 6 chân.
Điểm khác biệt lớn nhất của loài rắn này đối với đồng loại của nó nằm ở cách thức săn mồi độc đáo. Chiếc đuôi với hình dáng được bao phủ bởi nhiều lớp vẩy nhìn trông giống như những chiếc chân nhện, có vai trò như một dạng thu hút con mồi.
Rắn mũi lá đến từ Madagascar, còn có tên gọi là Langaha nasuta. Loài rắn này thường sống trên cây, thường ăn thằn lằn, nhìn qua thì có vẻ vô hại nhưng lại chứa nọc độc nguy hiểm.
Giống như nhiều loài rắn châu Á, rắn mũi lá thường sống trên cây và ăn thằn lằn. Đây là một loài rắn độc sẽ khiến người bị cắn vô cùng đau đớn nhưng lại không nguy hiểm đến tính mạng.
Rắn xúc tu là loài rắn nước, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Rắn xúc tu có chiều dài tương đối ngắn, chỉ khoảng 90cm. Chúng là loài rắn duy nhất có 2 chiếc xúc tu trên mõm.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, rất có thể hai xúc tu nhỏ bé này là vũ khí giúp loài rắn này thu hút những con cá bé, con mồi ưa thích. Tuy là một loài rắn độc nhưng nó lại chỉ thích bơi lội dưới nước ăn cá, bởi vật ít nguy hại với con người.
Rắn ăn trứng châu Phi không có nọc độc vì chúng không có răng nanh, nhưng may thay chúng còn bộ răng giả để tự vệ. Khi thấy có nguy hiểm rình rập mình, chúng sẽ dùng cơ thể ngoằn ngoèo lượn tròn trên mặt đất làm hoa mắt đối phương, nhưng chúng sẽ không cắn thật vì như vậy sẽ bị bại lộ, hành động này chỉ giúp hù dọa khiến những con vật xung quanh phải sợ chúng.
Không những thế, rắn ăn trứng châu Phi còn có bộ hàm rất linh hoạt giúp chúng có thể nuốt được quả trứng to gấp 10 lần trọng lượng cơ thể. Quả trứng sẽ được phá vỡ sau khi được đẩy xuống chỗ lồi lõm của cột sống, khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng, vỏ trứng sẽ được đào thải ra ngoài.