Quái thú trông như một phiên bản cổ xưa của cọp răng kiếm, sống vào khoảng 252 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Nhị Điệp, là kỷ địa chất ngay trước kỷ Tam Điệp mà những con khủng long đầu tiên ra đời.
Theo Sci-News, đó là những con Inostrancevia, mà hóa thạch vừa lộ diện ở Nam Phi cho thấy chúng đã di cư 11.300 km qua Pangea, lấp đầy khoảng trống trong hồ sơ cổ sinh vật học về một hệ sinh thái đã mất, với những quái thú ăn thịt hàng đầu đã tự tuyệt chủng một cách bí ẩn.
Quái thú Inostrancevia của kỷ Nhị Điệp - Ảnh đồ họa: Matt Celeskey
Tiến sĩ Pia Viglietti, nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field (Mỹ) và Đại học Witwatersrand (Nam Phi), cho biết: "Tất cả các loài săn mồi lớn hàng đầu ở kỷ Nhị Điệp muộn ở Nam Phi đã tuyệt chủng trước cả cuộc tuyệt chủng hàng loạt ở cuối kỷ Permi"
Trong giai đoạn ngắn ngủi vắng bóng các loài săn mồi đã biết đó, Inostrancevia xuất hiện.
Phát hiện siêu quái thú 40 tấn, xương làm thủng cả đường nhựa
Mỹ: Xuất hiện quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
Tìm ra phần cơ thể chưa từng biết của quái thú lớn nhất mọi lục địa
Nó được mô tả là có kích thước như một con hổ hiện đại, da dày và khó xuyên thủng như tê giác hay voi, thân hình lại khá giống khủng long.
Nhưng bất chấp ngoại hình lạ lùng đó, Inostrancevia một phần của nhóm động vật cổ đại bao gồm động vật có vú hiện đại.
Trước đó, một số hóa thạch ít ỏi của nó từng được phát hiện ở Đông Âu. Nhưng việc nó di cư đến tận Nam Phi là điều hoàn toàn bất ngờ. Gọi là di cư bởi nó đúng là động vật bản địa của vùng mà ngày nay là Đông Âu, không phải của vùng ngày nay là Nam Phi, dẫu thời điểm đó tất cả vẫn đang cùng năm trên một siêu lục địa.
Các loài ăn thịt địa phương thực sự đã tuyệt chủng khá lâu trước cả cuộc tuyệt chủng đại tuyệt chủng kỷ Permi mà Karoo thuộc vùng trung tâm. Quái thú Inostrancevia xuất hiện để lấp đầy khoảng trống nhưng rồi biến mất đột ngột ngay khi đại tuyệt chủng khởi đầu.
Phát hiện giúp làm đầy thêm bức tranh phức tạp mà các sinh vật trên Trái Đất đã trải qua các đại tuyệt chủng, cũng như nỗ lực thích nghi, di cư của chúng để tránh thảm họa đang thành hình.
Điều này cũng khẳng định việc các loài săn mồi đỉnh cao trong môi trường hiện đại có xu hướng cho thấy nguy cơ tuyệt chủng cao và có xu hướng nằm trong số những loài đầu tiên bị tuyệt chủng cục bộ khi môi trường thay đổi, do tự nhiên lẫn do con người.
Nghiên cứu vừa được công bố trực tuyến trên tạp chí Current Biology.