Mới đây, UBND phường Khương Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội đã triển khai lắp đặt gần 50 trụ đá dọc vỉa hè trên phố Lê Trọng Tấn để ngăn chặn tình trạng các phương tiện dừng, đỗ sai quy định, trả lại không gian thông thoáng cho người đi bộ. Vấn đề này đã tạo cuộc tranh luận sôi nổi.Đây được coi là cách làm khá mới, đã bảo vệ, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm trái chiều xung quanh giải pháp này. Bạn Sơn Nguyen cho rằng: "Phương án không đem lại mỹ quan đô thị mà cũng không xử lý được triệt để. Những trụ đá này chỉ hạn chế được ô tô lên vỉa hè, còn xe máy vẫn lên bình thường"."Từ giờ lòng đường là nơi đỗ xe và vỉa hè lại là nơi cho xe máy di chuyển haizzz", bạn Họ Ngo bình luận.Bạn Mai Đức Hiệp đề xuất: "Dọc các tuyến vỉa hè hãy cho lắp camera an ninh, ai vi phạm thì phạt nguội. Không thì tổ chức lực lượng công an thường xuyên đi tuần tra. Ai đỗ xe lên vỉa hè thì lập biên bản luôn, làm thật nghiêm thì sẽ có hiệu quả"."Làm các trụ đá này chỉ ngăn được ô tô, nếu thay trụ đá bằng ống inox thì sẽ đỡ tốn kém và tối ưu hơn", bạn Văn Trương nêu ý kiến.Bạn Anh Thư bình luận: "Ô tô, xe máy đỗ lên vỉa hè đã có quy định phạt cụ thể. Nếu không hiệu quả hãy tăng mức phạt và xử lý thật nghiêm để xem ai còn dám chiếm vỉa hè không. Tôi tin rằng chính quyền làm gắt gao thì dần sẽ lấy lại được vỉa hè cho người đi bộ".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cho rằng, nếu không được ngăn chặn bằng phương pháp này thì xe máy, ô tô sẽ đỗ kín vỉa hè, người đi bộ sẽ không có lối đi."Biển đầy ra đó. Luật cũng quy định rõ rồi mà các các phương tiện vẫn phi lên ầm ầm. Cơ quan chức năng đâu thể ngồi cả ngày để canh mỗi vỉa hè. Với những người ý thức quá kém, với sự bất lực khi không thể chỉnh trang đô thị, mới phải dùng cách này", bạn Trung Nguyên nêu ý kiến.Bạn Long Scorp bình luận: "Sang các nước phát triển thì các khu trung tâm họ toàn làm như này. Tôi hoàn toàn ủng hộ".Bạn Vũ Trương nêu quan điểm: "Phương án này hay nha. Vừa ngăn chặn ô tô, xe máy lên vỉa hè, bảo vệ vỉa hè khỏi vỡ, hỏng. Vừa tạo điều kiện cho nguời đi bộ được di chuyển an toàn, mệt thì ngồi nghỉ, ngắm phố khi mỏi chân. Nhìn tích cực xíu hè".Trước đó, năm 2016, phố Lê Trọng Tấn được đầu tư 224 tỉ đồng theo thiết kế đô thị kiểu mẫu, trong đó vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè này đã bị nứt vỡ, hư hỏng. Tháng 1 vừa qua, UBND phường Khương Mai đã phối hợp với các lực lượng liên quan lắp hàng rào, dán biển cảnh báo, kết hợp với tuyên truyền để người dân không đỗ ô tô trên vỉa hè phố Lê Trọng Tấn. Tuy nhiên, đến nay, đoạn vỉa hè này lại được lắp trụ đá để ngăn ô tô lên đỗ.>>> Mời độc giả xem thêm video Ô tô lao lên vỉa hè, tông cô gái đi bộ tử vong (Nguồn: THĐT):
Mới đây, UBND phường Khương Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội đã triển khai lắp đặt gần 50 trụ đá dọc vỉa hè trên phố Lê Trọng Tấn để ngăn chặn tình trạng các phương tiện dừng, đỗ sai quy định, trả lại không gian thông thoáng cho người đi bộ. Vấn đề này đã tạo cuộc tranh luận sôi nổi.
Đây được coi là cách làm khá mới, đã bảo vệ, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm trái chiều xung quanh giải pháp này. Bạn Sơn Nguyen cho rằng: "Phương án không đem lại mỹ quan đô thị mà cũng không xử lý được triệt để. Những trụ đá này chỉ hạn chế được ô tô lên vỉa hè, còn xe máy vẫn lên bình thường".
"Từ giờ lòng đường là nơi đỗ xe và vỉa hè lại là nơi cho xe máy di chuyển haizzz", bạn Họ Ngo bình luận.
Bạn Mai Đức Hiệp đề xuất: "Dọc các tuyến vỉa hè hãy cho lắp camera an ninh, ai vi phạm thì phạt nguội. Không thì tổ chức lực lượng công an thường xuyên đi tuần tra. Ai đỗ xe lên vỉa hè thì lập biên bản luôn, làm thật nghiêm thì sẽ có hiệu quả".
"Làm các trụ đá này chỉ ngăn được ô tô, nếu thay trụ đá bằng ống inox thì sẽ đỡ tốn kém và tối ưu hơn", bạn Văn Trương nêu ý kiến.
Bạn Anh Thư bình luận: "Ô tô, xe máy đỗ lên vỉa hè đã có quy định phạt cụ thể. Nếu không hiệu quả hãy tăng mức phạt và xử lý thật nghiêm để xem ai còn dám chiếm vỉa hè không. Tôi tin rằng chính quyền làm gắt gao thì dần sẽ lấy lại được vỉa hè cho người đi bộ".
Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cho rằng, nếu không được ngăn chặn bằng phương pháp này thì xe máy, ô tô sẽ đỗ kín vỉa hè, người đi bộ sẽ không có lối đi.
"Biển đầy ra đó. Luật cũng quy định rõ rồi mà các các phương tiện vẫn phi lên ầm ầm. Cơ quan chức năng đâu thể ngồi cả ngày để canh mỗi vỉa hè. Với những người ý thức quá kém, với sự bất lực khi không thể chỉnh trang đô thị, mới phải dùng cách này", bạn Trung Nguyên nêu ý kiến.
Bạn Long Scorp bình luận: "Sang các nước phát triển thì các khu trung tâm họ toàn làm như này. Tôi hoàn toàn ủng hộ".
Bạn Vũ Trương nêu quan điểm: "Phương án này hay nha. Vừa ngăn chặn ô tô, xe máy lên vỉa hè, bảo vệ vỉa hè khỏi vỡ, hỏng. Vừa tạo điều kiện cho nguời đi bộ được di chuyển an toàn, mệt thì ngồi nghỉ, ngắm phố khi mỏi chân. Nhìn tích cực xíu hè".
Trước đó, năm 2016, phố Lê Trọng Tấn được đầu tư 224 tỉ đồng theo thiết kế đô thị kiểu mẫu, trong đó vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè này đã bị nứt vỡ, hư hỏng. Tháng 1 vừa qua, UBND phường Khương Mai đã phối hợp với các lực lượng liên quan lắp hàng rào, dán biển cảnh báo, kết hợp với tuyên truyền để người dân không đỗ ô tô trên vỉa hè phố Lê Trọng Tấn. Tuy nhiên, đến nay, đoạn vỉa hè này lại được lắp trụ đá để ngăn ô tô lên đỗ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ô tô lao lên vỉa hè, tông cô gái đi bộ tử vong (Nguồn: THĐT):