Google là dịch vụ tìm kiếm chiếm thị phần lớn nhất ở rất nhiều thị trường.Theo thống kê, chỉ riêng tại châu Âu, Google chiếm 92% thị phần tìm kiếm, xếp vị trí thứ hai là Bing của Microsoft - 3%.Rất nhiều người dùng tin tưởng vào những kết quả tìm kiếm từ Google cho đủ mục đích, từ mua sắm sản phẩm, dịch vụ cho tới tìm địa điểm ăn uống.Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Google đang xa rời tiêu chí "10 liên kết xanh" - 10 liên kết trung lập hiển thị đầu tiên trên trang tìm kiếm vốn được công ty Mỹ đưa ra kể từ khi ra mắt, năm 1998.Giờ đây, Google ưu tiên những kết quả có thể dẫn tới các nền tảng khác của họ hơn, như Google Maps hay YouTube. Gã khổng lồ công nghệ cho rằng người dùng muốn có thông tin ngay lập tức thay vì phải bấm thêm vài lần.Tuy vậy, theo tìm hiểu của Telegraph, công cụ tìm kiếm của Google không phải lúc nào cũng cho thấy nơi bán giá tốt nhất."Tiền đang chi phối kết quả tìm kiếm trên Google. Không phải lúc nào bạn cũng tìm được kết quả như ý muốn ở trên cùng của trang tìm kiếm. Đó không còn là một sân chơi bình đẳng", Charlotte Sheridan, Giám đốc Viện Small Biz - công ty chuyên quảng bá thương hiệu trên Google và các mạng xã hội - nhận xét.Những năm gần đây, ngày càng nhiều người nghi ngờ kết quả tìm kiếm của Google, khi quảng cáo liên tục xuất hiện. Theo các chuyên gia, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của những gì người dùng thấy trước màn hình.Khi tìm kiếm trên Google, chúng ta không thực sự tìm toàn bộ Internet, mà đang tìm ở hàng nghìn tỷ trang web được Google đánh dấu. Bằng những đoạn mã tự động, mỗi ngày các website mới đều sẽ được "cào" và "đánh dấu", lưu những thông tin quan trọng nhất vào cơ sở dữ liệu của Google.Nền tảng này sau đó sẽ dùng một vài thông số, như độ liên quan, thói quen tìm kiếm của người dùng để tính toán ưu tiên hiển thị kết quả. Google không bao giờ tiết lộ chính xác thuật toán của họ hoạt động như thế nào.Theo nghiên cứu năm 2020 của Sistrix, phân tích hàng tỷ kết quả tìm kiếm, có 28% người dùng bấm vào đường dẫn tự nhiên đầu tiên trên Google. Tới vị trí thứ hai thì tỷ lệ bấm đã giảm mạnh. Đó là lý do có hẳn một ngành nghiên cứu gọi là "tối ưu cho máy tìm kiếm" để kết quả được kéo lên cao nhất có thể.Những thay đổi trong giao diện của Google cũng khiến người dùng ngày càng khó thoát khỏi các trang web chung nền tảng của họ. Những kết quả tìm kiếm thường sẽ hiển thị ngay lập tức thông tin quan trọng nhất, và nhiều khi người dùng chỉ cần đọc các thông tin đó, không cần bấm vào trang web gốc.Tiền quảng cáo từ các công ty đã giúp giữ người dùng ở lại trang tìm kiếm của Google lâu hơn, và từ đó những công ty quảng cáo lại càng có động lực để trả tiền và hiển thị trên kết quả Google. Việc Google ưu tiên quảng cáo của những đơn vị sẵn sàng trả tiền sẽ gây bất lợi cho người dùng.
Google là dịch vụ tìm kiếm chiếm thị phần lớn nhất ở rất nhiều thị trường.Theo thống kê, chỉ riêng tại châu Âu, Google chiếm 92% thị phần tìm kiếm, xếp vị trí thứ hai là Bing của Microsoft - 3%.
Rất nhiều người dùng tin tưởng vào những kết quả tìm kiếm từ Google cho đủ mục đích, từ mua sắm sản phẩm, dịch vụ cho tới tìm địa điểm ăn uống.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Google đang xa rời tiêu chí "10 liên kết xanh" - 10 liên kết trung lập hiển thị đầu tiên trên trang tìm kiếm vốn được công ty Mỹ đưa ra kể từ khi ra mắt, năm 1998.
Giờ đây, Google ưu tiên những kết quả có thể dẫn tới các nền tảng khác của họ hơn, như Google Maps hay YouTube. Gã khổng lồ công nghệ cho rằng người dùng muốn có thông tin ngay lập tức thay vì phải bấm thêm vài lần.
Tuy vậy, theo tìm hiểu của Telegraph, công cụ tìm kiếm của Google không phải lúc nào cũng cho thấy nơi bán giá tốt nhất.
"Tiền đang chi phối kết quả tìm kiếm trên Google. Không phải lúc nào bạn cũng tìm được kết quả như ý muốn ở trên cùng của trang tìm kiếm. Đó không còn là một sân chơi bình đẳng", Charlotte Sheridan, Giám đốc Viện Small Biz - công ty chuyên quảng bá thương hiệu trên Google và các mạng xã hội - nhận xét.
Những năm gần đây, ngày càng nhiều người nghi ngờ kết quả tìm kiếm của Google, khi quảng cáo liên tục xuất hiện. Theo các chuyên gia, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của những gì người dùng thấy trước màn hình.
Khi tìm kiếm trên Google, chúng ta không thực sự tìm toàn bộ Internet, mà đang tìm ở hàng nghìn tỷ trang web được Google đánh dấu. Bằng những đoạn mã tự động, mỗi ngày các website mới đều sẽ được "cào" và "đánh dấu", lưu những thông tin quan trọng nhất vào cơ sở dữ liệu của Google.
Nền tảng này sau đó sẽ dùng một vài thông số, như độ liên quan, thói quen tìm kiếm của người dùng để tính toán ưu tiên hiển thị kết quả. Google không bao giờ tiết lộ chính xác thuật toán của họ hoạt động như thế nào.
Theo nghiên cứu năm 2020 của Sistrix, phân tích hàng tỷ kết quả tìm kiếm, có 28% người dùng bấm vào đường dẫn tự nhiên đầu tiên trên Google. Tới vị trí thứ hai thì tỷ lệ bấm đã giảm mạnh. Đó là lý do có hẳn một ngành nghiên cứu gọi là "tối ưu cho máy tìm kiếm" để kết quả được kéo lên cao nhất có thể.
Những thay đổi trong giao diện của Google cũng khiến người dùng ngày càng khó thoát khỏi các trang web chung nền tảng của họ. Những kết quả tìm kiếm thường sẽ hiển thị ngay lập tức thông tin quan trọng nhất, và nhiều khi người dùng chỉ cần đọc các thông tin đó, không cần bấm vào trang web gốc.
Tiền quảng cáo từ các công ty đã giúp giữ người dùng ở lại trang tìm kiếm của Google lâu hơn, và từ đó những công ty quảng cáo lại càng có động lực để trả tiền và hiển thị trên kết quả Google. Việc Google ưu tiên quảng cáo của những đơn vị sẵn sàng trả tiền sẽ gây bất lợi cho người dùng.