Có một di vật văn hóa được các chuyên gia phát hiện không qua khảo cổ hay nhờ phát hiện của người dân. Nó được tìm thấy trên một quầy hàng buôn bán đồ cổ tại Hồng Kông. Có thông tin cho rằng nó đã xuất hiện trên thị trường đã từ rất lâu nhưng không được ưa chuộng vì vẻ ngoài quá tồi tàn.
May mắn thay, di vật này đã lọt vào mắt các chuyên gia và được bảo vệ an toàn. Món cổ vật bằng đồng sau khi được thẩm định được đánh giá là một báu vật vô giá và điều quan trọng nhất là nó giúp các chuyên gia có thêm chứng cứ để chứng minh sự tồn tại của một người có tên là Đại Vũ trong lịch sử.
Vào năm 2002, một chuyên gia của Bảo tàng Nghệ thuật Bắc Kinh đến Hồng Kông đi công tác. Trong thời gian rảnh, ông quyết định đến chợ di tích văn hóa địa phương để dạo chơi, không ngờ lại phát hiện bảo vật quan trọng. Món đồ cổ này có tên là "Toại Công Sở" (một loại liễn có chân".
Chiếc liễn cổ đã bị hư hại (Ảnh: QQ)
Khi những người qua đường nhìn thấy chiếc liễn đồng này, họ thực sự không chú ý đến vẻ ngoài của nó. Nhìn qua, món đồ quá "rách nát", bên ngoài không chỉ bị hoen gỉ mà bên trong còn có rất nhiều cặn bùn. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó chỉ là một đống dắt vụn bỏ đi.
Sau khi trao đổi với chủ quầy hàng của cửa hàng, chuyên gia mới biết loại “phế liệu” này rất rẻ nên vội bỏ tiền ra mua về.
Sau đó liễn đồng Toại Công Sở đã được các chuyên gia đưa về Bảo tàng Nghệ thuật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Món đồ này cao 11,8 cm, đường kính 24,8 cm, nặng 2,5 kg. Toại Công Sở nguyên mẫu có nắp, nhưng có thể nó đã bị mất khi được khai quật. Vì lý do này, hiện vật còn lại không có nắp.
Sau khi được các chuyên gia làm sạch cẩn thận, Toại Công Sở cuối cùng đã lộ ra màu sắc thực sự của nó và bên trong có khắc 98 ký tự. Theo đánh giá của người có chuyên môn, những ký tự này là thứ làm cho chiếc liễn đồng trở nên vô giá!
Giáo sư Lý Học Cần, cựu giám đốc Viện Lịch sử của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc trong một cuộc họp báo cho biết: "Chữ khắc trên chiếc liễn đồng rất đẹp, mặc dù số lượng ký tự không quá nhiều nhưng lại vô cùng có giá trị".
Bản khắc ghi rằng Đại Vũ đã sử dụng phương pháp san phẳng một số ngọn đồi, ngăn lũ và nạo vét sông để làm dịu lũ. Người này còn phân định ranh giới đồng thời quy định mức đóng góp tương ứng tùy theo điều kiện đất đai của từng vùng. Sau khi lũ rút, người dân vùng đồi núi xuống tái định cư trên đồng bằng.
Vì những đóng góp cho người dân, Đại Vũ được tôn là "cha mẹ" của người dân. Dòng chữ này cũng nêu rõ luân lý và quy tắc chung đồng thời dạy mọi người cư xử theo đạo đức..
Theo đó, dòng chữ trên Toại Công Sở đã "nâng tầm" lịch sử 600 -700 năm. Khám phá này này đã phần nào trả lời cho nghi vấn từ trước đến nay rằng liệu có thực sự tồn tại người Đại Vũ hay không? Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về sự tồn tại của nhân vật này.