Phát hiện vệ tinh tự nhiên cực tiểu Minimoon hiếm hoi ở Australia

Google News

(Kiến Thức) - Vụ nổ thiên thạch dữ dội trên sa mạc Australia có thể là một hiện tượng thiên văn cực hiếm, có thể cho thấy các quan sát về quả cầu lửa minimoon DN160822_03.

Đôi khi, các vật thể từ không gian đến rất gần Trái đất nhưng không bị lực hấp dẫn của hành tinh chúng ta kéo vào ngay lập tức.

Chúng thường quay quanh trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi bị kéo vào bầu khí quyển hoặc bị đẩy trở lại không gian. Những vật thể này có đường quỹ tạm thời (TCO), thường được gọi là vệ tinh tự nhiên cực tiểu (Minimoon).

Phat hien ve tinh tu nhien cuc tieu Minimoon hiem hoi o Australia
Nguồn ảnh: Space. 

Theo dõi dữ liệu từ Mạng lưới Quan sát tiểu hành tinh Sa mạc (DFN) của Úc, hệ thống ghi lại hình ảnh một quả cầu lửa nhỏ, có đường quỹ đạo tạm thời rực sáng trong bầu khí quyển trước khi chạm đất. Quả cầu lửa này có tên DN160822_03.

Bản đồ này cho thấy các quan sát về quả cầu lửa minimoon DN160822_03. Mũi tên màu cam biểu thị đường quỹ đạo phát sáng của quả cầu lửa.

Phat hien ve tinh tu nhien cuc tieu Minimoon hiem hoi o Australia-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.  

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, rất có thể vật thể này đã quay quanh Trái đất một đoạn quỹ đạo ngắn trước khi bị trọng lực kéo vào và đốt cháy trong bầu khí quyển của hành tinh chúng ta. Điều này rất có thể làm cho đối tượng trở thành một minimoon.

Bằng cách nghiên cứu đường bay của DN160822_03, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về cách chúng ta có thể ngăn chặn các vật thể đến gần Trái đất tốt hơn, và làm thế nào chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận những vật thể này, và tiếp cận các tài nguyên mà chúng có thể sở hữu.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)