Sao chổi lớn chưa từng có tên là Bernardinelli-Bernstein, đặt theo tên 2 nhà thiên văn phát hiện ra nó, được tìm thấy trong dữ liệu thu thập suốt 6 năm bởi Máy ảnh Năng lượng Tối đặt tại ở Chile.Bernardinelli-Bernstein, thường được gọi tắt là ''sao chổi BB" - sẽ đi ngang quỹ đạo của Sao Thổ vào năm 2031. Sao chổi BB to đến nỗi có lúc giới thiên văn đã lầm tưởng đó là một hành tinh lùn.Khối lượng của sao chổi BB khoảng 1.000 lần so với sao chổi điển hình, bề rộng ít nhất là 100 km. Cấu tạo của chổi bao gồm một hạt nhân rắn hình cầu nằm ở trung tâm với những đám mây khí hình thành xung quanh tạo thành phần đầu.Khí bay hơi và bụi bị đẩy ra phía sau, tạo ra hai vệt đuôi được ánh sáng mặt trời chiếu sáng. Những chiếc đuôi sao chổi có thể dài từ vài trăm cho tới vài triệu km.Tiến sĩ Pedro Bernardinelli và giáo sư Gary Bernstein từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, sao chổi BB đang di chuyển nhanh từ phía Đám mây Oort về phía Trái đất.Nó bắt đầu phát ra vầng hào quang ''coma'' rực rỡ. Coma được ví như ''bộ tóc'' của sao chổi, chỉ xuất hiện khi chúng tiến về trung tâm Thái Dương hệ và được sưởi ấm dần.Các nhà khoa học cũng khẳng định sao chổi sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất vì vào thời điểm tiếp cận gần nhất, nó vẫn chỉ ở khoảng cách 10,97 đơn vị thiên văn (AU), tức nằm ngoài quỹ đạo của Sao Thổ.Hành trình của sao chổi Bernardinelli-Bernstein đã bắt đầu từ khoảng cách 6 nghìn tỉ km so với Mặt trời, tương đương 40.000 đơn vị thiên văn. Để so sánh, sao Diêm Vương cách Mặt trời khoảng 39 đơn vị thiên văn.Các nhà khoa học tin rằng, sao chổi khổng lồ đến từ đám mây Oort của các vật thể - một nhóm các vật thể băng giá bị cô lập ở nơi xa xôi nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta.Chuyến trở lại của BB là cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu nó. Không chỉ là sao chổi khổng lồ nhất, nó còn được xác định là vật thể từ ''buổi bình minh'' của hệ Mặt Trời.Nó đã không ghé thăm các hành tinh trong hơn 3 triệu năm qua và đặc biệt được cấu tạo bằng những vật chất sơ nguyên nhất.Nghiên cứu về nó có thể đem về nhiều dữ liệu quan trọng để các nhà khoa học hiểu thêm về nguồn gốc của hệ Mặt Trời và của chính sự sống Trái Đất.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Sao chổi lớn chưa từng có tên là Bernardinelli-Bernstein, đặt theo tên 2 nhà thiên văn phát hiện ra nó, được tìm thấy trong dữ liệu thu thập suốt 6 năm bởi Máy ảnh Năng lượng Tối đặt tại ở Chile.
Bernardinelli-Bernstein, thường được gọi tắt là ''sao chổi BB" - sẽ đi ngang quỹ đạo của Sao Thổ vào năm 2031. Sao chổi BB to đến nỗi có lúc giới thiên văn đã lầm tưởng đó là một hành tinh lùn.
Khối lượng của sao chổi BB khoảng 1.000 lần so với sao chổi điển hình, bề rộng ít nhất là 100 km. Cấu tạo của chổi bao gồm một hạt nhân rắn hình cầu nằm ở trung tâm với những đám mây khí hình thành xung quanh tạo thành phần đầu.
Khí bay hơi và bụi bị đẩy ra phía sau, tạo ra hai vệt đuôi được ánh sáng mặt trời chiếu sáng. Những chiếc đuôi sao chổi có thể dài từ vài trăm cho tới vài triệu km.
Tiến sĩ Pedro Bernardinelli và giáo sư Gary Bernstein từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, sao chổi BB đang di chuyển nhanh từ phía Đám mây Oort về phía Trái đất.
Nó bắt đầu phát ra vầng hào quang ''coma'' rực rỡ. Coma được ví như ''bộ tóc'' của sao chổi, chỉ xuất hiện khi chúng tiến về trung tâm Thái Dương hệ và được sưởi ấm dần.
Các nhà khoa học cũng khẳng định sao chổi sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất vì vào thời điểm tiếp cận gần nhất, nó vẫn chỉ ở khoảng cách 10,97 đơn vị thiên văn (AU), tức nằm ngoài quỹ đạo của Sao Thổ.
Hành trình của sao chổi Bernardinelli-Bernstein đã bắt đầu từ khoảng cách 6 nghìn tỉ km so với Mặt trời, tương đương 40.000 đơn vị thiên văn. Để so sánh, sao Diêm Vương cách Mặt trời khoảng 39 đơn vị thiên văn.
Các nhà khoa học tin rằng, sao chổi khổng lồ đến từ đám mây Oort của các vật thể - một nhóm các vật thể băng giá bị cô lập ở nơi xa xôi nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
Chuyến trở lại của BB là cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu nó. Không chỉ là sao chổi khổng lồ nhất, nó còn được xác định là vật thể từ ''buổi bình minh'' của hệ Mặt Trời.
Nó đã không ghé thăm các hành tinh trong hơn 3 triệu năm qua và đặc biệt được cấu tạo bằng những vật chất sơ nguyên nhất.
Nghiên cứu về nó có thể đem về nhiều dữ liệu quan trọng để các nhà khoa học hiểu thêm về nguồn gốc của hệ Mặt Trời và của chính sự sống Trái Đất.