Phát hiện “nhịp tim” bất ngờ trong ngôi sao

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mỹ (NRAO) đã phát hiện "nhịp tim" từ một ngôi sao lạ.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Fernando Camilo của Đại học Columbia ở New York dẫn đầu đã phát hiện một số xung phát xạ tia gama phát ra từ sao neutron XTE J1810-197.

"Sao neutron này mạnh đến mức chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy các xung phát xạ riêng lẻ ở tần số khác nhau, điều này khá là hiếm," Tiến sĩ Reynold nói.

Phat hien “nhip tim” bat ngo trong ngoi sao
 Nguồn ảnh: Popular Mechanics

Được biết, XTE J1810-197 là một sao chứa nhiều vật chất neutron dày đặc, nằm cách khoảng 10.000 năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã. Các quan sát cho thấy nó phát ra các xung phát xạ tia gama lặp lại theo mỗi vòng quay của ngôi sao, hoặc cứ sau 5,54 giây.

Trước đây, sao XTE J1810-197 được phát hiện như một nguồn xung tia X dị thường", nghĩa là một sao neutron quay chậm có phát xạ tia X và độ sáng thay đổi theo chu kỳ vận hành.

Ngoài ra, XTE J1810-197 còn có từ trường mạnh gấp hàng trăm triệu lần so với Trái đất (10Ex14 gauss, so với 0,5 gauss của Trái đất).

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)