Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, cho thấy một số quần thể sống ở Tây Phi ngày nay có dấu vết của một loài hominin (loài người) cổ xưa nằm trong DNA của họ. Phát hiện này giống như cách DNA của người Neanderthal vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều quần thể người gốc Phi, hay DNA của người Denisovan tồn tại ở những người gốc Á.Tuy nhiên, không giống như hai tộc người "họ hàng" kể trên, khoa học ngày nay chưa thể tìm thấy bất kỳ dấu vết tồn tại nào của loài người cổ đại, hay còn gọi là loài người ma này.Để đi tới phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen của hơn 400 người từ 4 quần thể sống ở Tây Phi, bao gồm người Yoruba và Mende.Sử dụng kỹ thuật xác lập mô hình máy tính, họ phát hiện ra rằng có khoảng từ 2 - 19% mã gen di truyền của quần thể được lấy từ một nguồn không xác định được.Họ là ai, hình dáng thế nào vẫn còn là một bí ẩn, bởi chưa có bất cứ một hóa thạch nào của loài người bí ẩn này được khai quật và xác định. Vì vậy, các nhà khoa học UCLA gọi những yếu tố di truyền từ họ là "DNA ma".Một số giả thuyết cho rằng dòng gen sinh ra khi các thành viên của hai quần thể giao phối và các cá thể lai tạo ra sau đó tiếp tục làm điều tương tự với thành viên của quần thể bố mẹ.Trên thực tế, con người hiện đại được cho là cũng giao phối rộng rãi với cả người Neanderthal và người Denisovan, khi một lượng nhỏ DNA của họ vẫn có thể được tìm thấy ở hầu hết các quần thể châu Âu và Đông Á.Tuy nhiên, DNA của loài người "ma" được tìm thấy ở Tây Phi hoàn toàn không hề khớp với người Neanderthal hay người Denisovan. Rõ ràng, vẫn còn những bí ẩn trong cây phả hệ của loài người, cũng như những tộc người từng tồn tại trong quá khứ nhưng chưa hề được biết tới.Như nhiều nghiên cứu đó đã chứng minh, Homo sapiens chúng ta không phải loài duy nhất thuộc chi Người, nhưng lại là loài duy nhất chưa tuyệt chủng nên đã thống trị chi Người ngày nay. Thế nhưng, có lẽ không ai trong chúng ta còn là một Homo sapiens thuần chủng vì trên đường di cư, những cuộc hôn phối khác loài là phổ biến.Các nghiên cứu trước đó cho thấy người Bắc Âu có thể mang đến 2% yếu tố Neanderthals trong DNA, trong khi 40% người Châu Á vẫn lưu lại chút gì đó của tổ tiên khác loài Denisovans.Để nghiên cứu cộng đồng Tây Phi này, nhóm nghiên cứu của UCLA đã dùng chính DNA của 2 vị tổ tiên khác loài nổi tiếng nhất Neanderthals và Denisovans để so sánh với bộ gene của 405 cá thể Tây Phi.Kết quả cho thấy vị tổ tiên bí ẩn ở Tây Phi này tách khỏi cây gia đình của con người trong khoảng thời gian 360.000 đến 1,02 triệu năm về trước, tiến hóa theo cách rất riêng, để rồi lại một lần nữa tìm thấy "người bà con xa" Homo sapiens khoảng 124.000 triệu năm về trước.>>>Xem thêm video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người (Nguồn: THDT).
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, cho thấy một số quần thể sống ở Tây Phi ngày nay có dấu vết của một loài hominin (loài người) cổ xưa nằm trong DNA của họ. Phát hiện này giống như cách DNA của người Neanderthal vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều quần thể người gốc Phi, hay DNA của người Denisovan tồn tại ở những người gốc Á.
Tuy nhiên, không giống như hai tộc người "họ hàng" kể trên, khoa học ngày nay chưa thể tìm thấy bất kỳ dấu vết tồn tại nào của loài người cổ đại, hay còn gọi là loài người ma này.
Để đi tới phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen của hơn 400 người từ 4 quần thể sống ở Tây Phi, bao gồm người Yoruba và Mende.
Sử dụng kỹ thuật xác lập mô hình máy tính, họ phát hiện ra rằng có khoảng từ 2 - 19% mã gen di truyền của quần thể được lấy từ một nguồn không xác định được.
Họ là ai, hình dáng thế nào vẫn còn là một bí ẩn, bởi chưa có bất cứ một hóa thạch nào của loài người bí ẩn này được khai quật và xác định. Vì vậy, các nhà khoa học UCLA gọi những yếu tố di truyền từ họ là "DNA ma".
Một số giả thuyết cho rằng dòng gen sinh ra khi các thành viên của hai quần thể giao phối và các cá thể lai tạo ra sau đó tiếp tục làm điều tương tự với thành viên của quần thể bố mẹ.
Trên thực tế, con người hiện đại được cho là cũng giao phối rộng rãi với cả người Neanderthal và người Denisovan, khi một lượng nhỏ DNA của họ vẫn có thể được tìm thấy ở hầu hết các quần thể châu Âu và Đông Á.
Tuy nhiên, DNA của loài người "ma" được tìm thấy ở Tây Phi hoàn toàn không hề khớp với người Neanderthal hay người Denisovan. Rõ ràng, vẫn còn những bí ẩn trong cây phả hệ của loài người, cũng như những tộc người từng tồn tại trong quá khứ nhưng chưa hề được biết tới.
Như nhiều nghiên cứu đó đã chứng minh, Homo sapiens chúng ta không phải loài duy nhất thuộc chi Người, nhưng lại là loài duy nhất chưa tuyệt chủng nên đã thống trị chi Người ngày nay. Thế nhưng, có lẽ không ai trong chúng ta còn là một Homo sapiens thuần chủng vì trên đường di cư, những cuộc hôn phối khác loài là phổ biến.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy người Bắc Âu có thể mang đến 2% yếu tố Neanderthals trong DNA, trong khi 40% người Châu Á vẫn lưu lại chút gì đó của tổ tiên khác loài Denisovans.
Để nghiên cứu cộng đồng Tây Phi này, nhóm nghiên cứu của UCLA đã dùng chính DNA của 2 vị tổ tiên khác loài nổi tiếng nhất Neanderthals và Denisovans để so sánh với bộ gene của 405 cá thể Tây Phi.
Kết quả cho thấy vị tổ tiên bí ẩn ở Tây Phi này tách khỏi cây gia đình của con người trong khoảng thời gian 360.000 đến 1,02 triệu năm về trước, tiến hóa theo cách rất riêng, để rồi lại một lần nữa tìm thấy "người bà con xa" Homo sapiens khoảng 124.000 triệu năm về trước.
>>>Xem thêm video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người (Nguồn: THDT).