Nhóm chuyên gia đến từ Đại học Pompeu Fabra ở Tây Ban Nha và Đại học Tartu ở Estonia mới công bố kết quả nghiên cứu về hài cốt hóa thạch của cô gái 50.000 tuổi được tìm thấy ở hang Denisova, Siberia, Nga năm 2018. Họ đã sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích bộ hài cốt cổ xưa trên và xác định được một loài tổ tiên "ma" chưa từng được biết trước đây.Cụ thể, hài cốt hóa thạch của cô gái 50.000 tuổi được tìm thấy trong tình trạng khá tốt đã giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của các chuyên gia.Kết quả nghiên cứu mới cho thấy hài cốt cô gái 50.000 tuổi trên thuộc về một loài người "ma" chưa từng biết đến. Loài người này không còn tồn tại trực tiếp đến ngày nay nhưng vẫn lưu lại dấu tích trong ADN người Á - Âu ngày nay.Điều này có nghĩa nhiều người dân ở châu Âu, châu Á ngày này chính là hậu duệ của những đứa con lai với loài người "ma" đó. Các nhà khoa học đã phát hiện dòng máu của loài người hiện nay đã hòa trộn với người Neanderthal và Denisovan thông qua các cuộc hôn nhân.Thông qua các thuật toán phức tạp nhằm sàng lọc một khối phức tạp mã di truyền của người cổ đại và hiện đại, các chuyên gia phát hiện một loài người "ma" chưa từng được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch - cổ nhân học tiến hóa."Loài người "ma" này có liên quan đến người Neanderthal và Denisovan hoặc tách ra sớm từ dòng dõi Denisovan", các nhà nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia không loại trừ khả năng những đứa con lai giữa người Neanderthal và Denisovan đã tách ra và hình thành loài mới.Phát hiện này trùng khớp với một số điều dị thường mà các chuyên gia tìm thấy trong dấu vết di truyền của cô gái 50.000 tuổi. Thậm chí, cô có thể là trường hợp duy nhất được tìm thấy về loài người "ma".Trước đó, các chuyên gia suy đoán cô gái 50.000 tuổi được tìm thấy ở Nga có thể là đứa con trực tiếp của một cuộc hôn phối dị chủng Neanderthals và Denisovans.Quan điểm này xuất phát từ kết quả kiểm tra, phân tích hài cốt hóa thạch cho thấy cô gái 50.000 tuổi trên mang một số đặc điểm giống cả người Neanderthal và người Denisovan. Phân tích gen mảnh xương ngón tay của cô gái trên cho thấy khi còn sống cô có mái tóc, da, mắt đều là màu nâu.Gen của người Denisova mang một số đặc điểm tương tự giống người Neanderthal và 11 giống người hiện đại trên thế giới ngày nay. Đó là bằng chứng của sự đồng huyết. Vậy nên, ADN của người Denisova vẫn tồn tại trong một bộ phận dân số ngày nay.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Nhóm chuyên gia đến từ Đại học Pompeu Fabra ở Tây Ban Nha và Đại học Tartu ở Estonia mới công bố kết quả nghiên cứu về hài cốt hóa thạch của cô gái 50.000 tuổi được tìm thấy ở hang Denisova, Siberia, Nga năm 2018. Họ đã sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích bộ hài cốt cổ xưa trên và xác định được một loài tổ tiên "ma" chưa từng được biết trước đây.
Cụ thể, hài cốt hóa thạch của cô gái 50.000 tuổi được tìm thấy trong tình trạng khá tốt đã giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của các chuyên gia.
Kết quả nghiên cứu mới cho thấy hài cốt cô gái 50.000 tuổi trên thuộc về một loài người "ma" chưa từng biết đến. Loài người này không còn tồn tại trực tiếp đến ngày nay nhưng vẫn lưu lại dấu tích trong ADN người Á - Âu ngày nay.
Điều này có nghĩa nhiều người dân ở châu Âu, châu Á ngày này chính là hậu duệ của những đứa con lai với loài người "ma" đó. Các nhà khoa học đã phát hiện dòng máu của loài người hiện nay đã hòa trộn với người Neanderthal và Denisovan thông qua các cuộc hôn nhân.
Thông qua các thuật toán phức tạp nhằm sàng lọc một khối phức tạp mã di truyền của người cổ đại và hiện đại, các chuyên gia phát hiện một loài người "ma" chưa từng được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch - cổ nhân học tiến hóa.
"Loài người "ma" này có liên quan đến người Neanderthal và Denisovan hoặc tách ra sớm từ dòng dõi Denisovan", các nhà nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia không loại trừ khả năng những đứa con lai giữa người Neanderthal và Denisovan đã tách ra và hình thành loài mới.
Phát hiện này trùng khớp với một số điều dị thường mà các chuyên gia tìm thấy trong dấu vết di truyền của cô gái 50.000 tuổi. Thậm chí, cô có thể là trường hợp duy nhất được tìm thấy về loài người "ma".
Trước đó, các chuyên gia suy đoán cô gái 50.000 tuổi được tìm thấy ở Nga có thể là đứa con trực tiếp của một cuộc hôn phối dị chủng Neanderthals và Denisovans.
Quan điểm này xuất phát từ kết quả kiểm tra, phân tích hài cốt hóa thạch cho thấy cô gái 50.000 tuổi trên mang một số đặc điểm giống cả người Neanderthal và người Denisovan. Phân tích gen mảnh xương ngón tay của cô gái trên cho thấy khi còn sống cô có mái tóc, da, mắt đều là màu nâu.
Gen của người Denisova mang một số đặc điểm tương tự giống người Neanderthal và 11 giống người hiện đại trên thế giới ngày nay. Đó là bằng chứng của sự đồng huyết. Vậy nên, ADN của người Denisova vẫn tồn tại trong một bộ phận dân số ngày nay.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.