Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vũ trụ Lượng tử tại Đại học Durham và Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã tìm thấy bằng chứng nhiều thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ.
Chúng lần lượt có tên là Segue-1, Bootes I, Tucana II và Ursa Major I ước tính trung bình hơn 13 tỷ năm tuổi.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Nói về lịch sử hình thành các thiên hà này, các chuyên gia nhận định khi vũ trụ khoảng 380.000 năm tuổi, các nguyên tử đầu tiên được hình thành.
Đây là các nguyên tử hydro, nguyên tố đơn giản nhất trong bảng tuần hoàn. Những nguyên tử này liên kết thành những đám mây, bắt đầu nguội dần dần và lắng xuống thành dạng vật chất nhỏ.
Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101
Giai đoạn làm mát này được gọi là "thời kỳ tối lạnh nhất vũ trụ", kéo dài khoảng 100 triệu năm.
Cuối cùng, những vật chất này liên kết với nhiều phân tử, vật liệu khác, thu thập từ các vụ nổ vật liệu, tàn dư vũ trụ lại, sau đó bắt đầu hình thành sao, những sao này liên kết hoạt động và từ đó các thiên hà đầu tiên vũ trụ được hình thành.