Câu chuyện này diễn ra vào ngày 0/4/1972, ở trấn Diêu Tây, quận Ngô Hưng, thuộc thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Khi đó, có một nhóm nông dân lên núi với mục đích đào đất và nung gạch. Khi một người họ Lưu đang đào một gò đất thì bất ngờ có hiện tượng sập. Ông Lưu sau đó đã đào được một khối gạch lớn có màu xanh lam độc đáo còn có chạm khắc hoa văn ở bên dưới.
Ông nông dân đào được đôi đũa vàng 50 năm sau có giá hàng tỷ đồng.
Đáng nói, khi lấy viên gạch màu xanh ra, người đàn ông này thấy một đôi đũa vàng. Sau khi lau sạch, đôi đũa này đã vàng sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Thấy vậy ông Lưu giấu đôi đũa vào túi rồi tiếp tục công việc. Sau đó, ông lại đào được một ít vàng cốm, đồ sứ cùng một số đồ vật khác ở dưới gò đất bí ẩn này.
Không may rằng do bất cẩn nên con trai ông Lưu đã cầm nhầm đôi đũa vàng này vào ngày hôm sau rồi mang theo ngồi ăn cơm ở đầu làng. Một người dân sau đó thấy đôi đũa lạ nên đã dùng kẹo để đổi lấy. Sau đó, con trai ông Lưu về nhà và kể lại câu chuyện. Ông nghe xong liền chạy đến tìm đến nhà người kia để hỏi chuyện. Điều này khiến vụ việc này đến tai người khác trong làng. Sau đó, nhiều người đã cùng nhau lên núi để để đào gò đất và phát hiện ra nhiều di vật bằng vàng, bạc từ trong một ngôi mộ cổ nằm dưới khu đất mà ông Lưu tìm thấy.
Sau đó, các chuyên gia phát hiện đây là ngôi mộ cổ từ thời nhà Tống và không phát hiện được chủ nhân. Ngôi mộ này còn có tấm bia đá khắc dòng chữ "Tống Gia Hi tam niên", có nghĩa là năm Gia Hi thứ 3. Trong đó Gia Hi (1237 - 1240) là niên hiệu của Tống Lý Tông, vị hoàng đế thứ 14 của triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Các chuyên gia sau đó đã khai quật nhưng không tìm thấy di vật có giá trị. Sau đó, họ đã phải thuyết phục dân làng giao nộp di vật văn hoá đã tìm thấy cuối cùng thu được 10 di vật văn hóa, còn số khác đã bị thất lạc như: bình sứ trắng, hộp đựng phấn bằng sứ trắng xanh, thìa đồng, kẹp tóc vàng, đũa vàng, kẹp tóc bạc, gương đồng…
Các chuyên gia cũng nhận định rằng đôi đũa vàng mà ông Lưu tìm thấy hoá ra lại được bằng vàng và có chiều dài 18 cm. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, đây thực chất là một chiếc kẹp tóc quý giá.
Từ những di vật tìm thấy, có thể thấy chủ nhân của ngôi mộ có thể là một học giả hoặc một người phụ nữ.
Những di vật này cũng có thể giúp các chuyên gia khám phá hơn nhiều thông tin về thời nhà Tống cũng như có giá trị lịch sử cao. Như 1 lời cảm ơn với ông Lưu và những người dân địa phương đã chủ động nộp di vật để đưa vào bảo tàng, các chuyên gia đã tặng cho họ 3 tem phiếu để mua thực phẩm.
Tuy nhiên, theo giá thị trường, sau 50 năm, hiện tại riêng đôi đũa vàng mà ông Lưu tìm thấy có giá lên tới tới hàng tỷ đồng. Thậm chí đây còn là bảo vật vô giá khi xét về mặt di vật văn hóa.