Theo NASA, tiểu hành tinh 2018 AH từng lao qua Trái đất vào năm 2018, tuy nhiên không được chú ý do thuộc nhóm nguy cơ thấp. Ở thời điểm đó, tiểu hành tinh này từng bay qua Trái đất ở khoảng cách 296.758km, bằng 3/4 khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trăng.Tuy nhiên, ở lần ghé thăm sắp diễn ra vào cuối tháng 12 tới đây, nó được đánh giá có cấp độ nguy hiểm cao hơn lần “ghé thăm” trước. Các nhà khoa học ước tính tiểu hành tinh 2018 AH lần này đường kính khoảng 84-190m.Nếu nó va chạm với Trái đất sẽ gây ra một vụ nổ có sức công phá mạnh hơn một quả bom hạt nhân. Có thể giống với một tiểu hành tinh được cho là tạo ra sự kiện Tunguska ở Siberia (Nga) vào ngày 30/6/1908.NASA đã phân loại 2018 AH là một thiên thể gần Trái đất. Tiểu hành tinh này được xếp vào hạng Apollo - cấp độ nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nhấn mạnh không có khả năng thiên thể sẽ va chạm với Trái đất.Nếu như quỹ đạo của 2018 AH thay đổi và chuyển hướng về Trái đất, tác động của vụ va chạm sẽ cực kỳ khủng khiếp. Một thiên thạch dài chỉ 17m khi rơi xuống vùng Chelyabinsk, Nga (2013) làm cho 7.000 ngôi nhà bị hư hỏng và gây ra thiệt hại tới 33 triệu USD dù nó đã vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ lúc lao vào bầu khí quyển.2018 AH là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến có khoảng cách gần Trái đất. Sau 2018 AH, một tiểu hành tinh khổng lồ khác dự kiến sẽ bay qua Trái đất vào năm 2028. Đó là tiểu hành tinh 2001 WN5, chiều dài gần 1km.Một vật thể có khả năng gây nguy hiểm là một vật thể gần Trái Đất - có thể là một tiểu hành tinh hoặc sao chổi - với quỹ đạo có thể tiếp cận cực kỳ gần Trái Đất và đủ lớn để gây ra thiệt hại đáng kể trong khu vực khi xảy ra va chạm.Hầu hết các vật thể này là các tiểu hành tinh nguy hiểm, được định nghĩa là có khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu với Trái Đất dưới 0,05 đơn vị thiên văn (khoảng cách 19,5 lần khoảng cách tới Mặt Trăng) và cường độ tuyệt đối là 22 hoặc sáng hơn.Các tiểu hành tinh lớn hơn khoảng 35 mét có thể gây ra mối đe dọa cho thị trấn hoặc thành phố. Tuy nhiên, đường kính của hầu hết các tiểu hành tinh nhỏ không được xác định rõ, vì nó thường chỉ được ước tính dựa trên độ sáng và khoảng cách của chúng, chứ không phải được đo trực tiếp từ ví dụ quan sát radar.Vì lý do này, NASA và Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực sử dụng thước đo thực tế hơn về cường độ tuyệt đối (H). Bất kỳ tiểu hành tinh nào có cường độ tuyệt đối 22,0 hoặc sáng hơn được coi là có kích thước yêu cầu.Để ngăn chặn mối nguy hiểm từ các tiểu hành tinh hay thiên thạch, NASA đã triển khai Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART), phóng tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ và thay đổi quỹ đạo của nó để thử nghiệm chiến thuật bảo vệ hành tinh.Nhiệm vụ DART được thiết kế để thử nghiệm kỹ thuật mang tên "kinetic impactor", để vật thể có khối lượng đủ lớn đâm vào một tiểu hành tinh ở tốc độ đủ nhanh để khiến nó chệch khỏi đường bay nguy hiểm.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo NASA, tiểu hành tinh 2018 AH từng lao qua Trái đất vào năm 2018, tuy nhiên không được chú ý do thuộc nhóm nguy cơ thấp. Ở thời điểm đó, tiểu hành tinh này từng bay qua Trái đất ở khoảng cách 296.758km, bằng 3/4 khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trăng.
Tuy nhiên, ở lần ghé thăm sắp diễn ra vào cuối tháng 12 tới đây, nó được đánh giá có cấp độ nguy hiểm cao hơn lần “ghé thăm” trước. Các nhà khoa học ước tính tiểu hành tinh 2018 AH lần này đường kính khoảng 84-190m.
Nếu nó va chạm với Trái đất sẽ gây ra một vụ nổ có sức công phá mạnh hơn một quả bom hạt nhân. Có thể giống với một tiểu hành tinh được cho là tạo ra sự kiện Tunguska ở Siberia (Nga) vào ngày 30/6/1908.
NASA đã phân loại 2018 AH là một thiên thể gần Trái đất. Tiểu hành tinh này được xếp vào hạng Apollo - cấp độ nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nhấn mạnh không có khả năng thiên thể sẽ va chạm với Trái đất.
Nếu như quỹ đạo của 2018 AH thay đổi và chuyển hướng về Trái đất, tác động của vụ va chạm sẽ cực kỳ khủng khiếp. Một thiên thạch dài chỉ 17m khi rơi xuống vùng Chelyabinsk, Nga (2013) làm cho 7.000 ngôi nhà bị hư hỏng và gây ra thiệt hại tới 33 triệu USD dù nó đã vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ lúc lao vào bầu khí quyển.
2018 AH là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến có khoảng cách gần Trái đất. Sau 2018 AH, một tiểu hành tinh khổng lồ khác dự kiến sẽ bay qua Trái đất vào năm 2028. Đó là tiểu hành tinh 2001 WN5, chiều dài gần 1km.
Một vật thể có khả năng gây nguy hiểm là một vật thể gần Trái Đất - có thể là một tiểu hành tinh hoặc sao chổi - với quỹ đạo có thể tiếp cận cực kỳ gần Trái Đất và đủ lớn để gây ra thiệt hại đáng kể trong khu vực khi xảy ra va chạm.
Hầu hết các vật thể này là các tiểu hành tinh nguy hiểm, được định nghĩa là có khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu với Trái Đất dưới 0,05 đơn vị thiên văn (khoảng cách 19,5 lần khoảng cách tới Mặt Trăng) và cường độ tuyệt đối là 22 hoặc sáng hơn.
Các tiểu hành tinh lớn hơn khoảng 35 mét có thể gây ra mối đe dọa cho thị trấn hoặc thành phố. Tuy nhiên, đường kính của hầu hết các tiểu hành tinh nhỏ không được xác định rõ, vì nó thường chỉ được ước tính dựa trên độ sáng và khoảng cách của chúng, chứ không phải được đo trực tiếp từ ví dụ quan sát radar.
Vì lý do này, NASA và Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực sử dụng thước đo thực tế hơn về cường độ tuyệt đối (H). Bất kỳ tiểu hành tinh nào có cường độ tuyệt đối 22,0 hoặc sáng hơn được coi là có kích thước yêu cầu.
Để ngăn chặn mối nguy hiểm từ các tiểu hành tinh hay thiên thạch, NASA đã triển khai Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART), phóng tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ và thay đổi quỹ đạo của nó để thử nghiệm chiến thuật bảo vệ hành tinh.
Nhiệm vụ DART được thiết kế để thử nghiệm kỹ thuật mang tên "kinetic impactor", để vật thể có khối lượng đủ lớn đâm vào một tiểu hành tinh ở tốc độ đủ nhanh để khiến nó chệch khỏi đường bay nguy hiểm.