Tuy nhiên, không phải nọc độc của tất cả các loài bò cạp đều có giá trị như vậy. Chúng ta đang nói đến loài bò cạp sa mạc có tên "Ngòi nọc chết chóc" (deathstalker), phân bố khắp Bắc Phi và Trung Đông. Đây là một trong những loài bò cạp nguy hiểm nhất hành tinh.
Lí do? Nọc độc của chúng rất khó lấy. Người ta phải dùng tay không để trích xuất nọc, từng con một.
Một con bọ cạp chỉ có thể sản sinh ra tối đa 2 milligram cho mỗi lần chiết.
Thử làm một phép toán, nếu bạn có một con bọ cạp, bạn sẽ phải chiết nọc 2,64 triệu lần để đổ đầy một gallon. Người lấy nọc cũng đối mặt nguy cơ bị bọ cạp cắn. Chỉ một lần bị đốt thì không đủ làm một người trưởng thành khoẻ mạnh tử vong, nhưng chắc chắn sẽ rất đau.
|
Ảnh minh họa. |
Một lý do khác khiến nọc bọ cạp trở nên đắt giá, đó là tính ứng dụng của nó trong y học. Bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.
Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.
Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người.
Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.
Điển hình như một nhóm ở Ma Rốc, họ đã phát minh ra một chiếc máy điều khiển từ xa việc thu hoạch nọc bọ cạp. Chiếc máy này có thể thu nọc từ 4 con cùng một lúc. Nghe có vẻ không nhiều lắm, nhưng đó là nhanh gấp 4 lần so với con người.
Các nhà nghiên cứu hy vọng chiếc máy có thể lên kệ sau vài năm nữa, giúp cho quá trình thu hoạch diễn nhanh và an toàn hơn.