Niệc mỏ vằn này thuộc họ hồng hoàng, có tên khoa học là Rhyticeros undulatus, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Nó nặng khoảng 1 kg, giới tính cái, và hiện có sức khỏe yếu, bị rụng lông ở phần ngực và chân. (Ảnh: N.K.)Sự việc này diễn ra vào tối 13/5 khi anh Trịnh Đức Hùng phát hiện con chim trên giàn mướp và sau khi tìm hiểu, đã quyết định giao nộp cho cơ quan chức năng để đảm bảo con chim được chăm sóc và thả về tự nhiên.Trên thế giới, niệc mỏ vằn phân bố ở Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Bhutan.Ở Việt Nam, niệc mỏ vằn được tìm thấy ở miền Trung và Nam Bộ.Niệc mỏ vằn hiện đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.Niệc mỏ vằn trưởng thành có đuôi màu trắng, da ở họng vàng cam tươi có vằn ngang đen ở chim đực và xanh thẫm ở chim cái.Niệc mỏ vằn sinh sản vào tháng 2 - 5, kéo dài tới 120 ngày.Thời gian ấp 40 - 45 ngày và thường chỉ thấy một con.Thức ăn chủ yếu của niệc mỏ vằn là các loại quả cây trong rừng, ngoài ra chúng cũng ăn thêm côn trùng (chiếm khoảng 5% số lượng thức ăn).Niệc mỏ vằn sống và làm tổ, kiếm ăn ở rừng nguyên, thứ sinh thường xanh ẩm ít bị khai thác ở các thung lũng, vùng đồi núi cao 100-1.500m và cả rừng ngập mặn.Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.
Niệc mỏ vằn này thuộc họ hồng hoàng, có tên khoa học là Rhyticeros undulatus, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Nó nặng khoảng 1 kg, giới tính cái, và hiện có sức khỏe yếu, bị rụng lông ở phần ngực và chân. (Ảnh: N.K.)
Sự việc này diễn ra vào tối 13/5 khi anh Trịnh Đức Hùng phát hiện con chim trên giàn mướp và sau khi tìm hiểu, đã quyết định giao nộp cho cơ quan chức năng để đảm bảo con chim được chăm sóc và thả về tự nhiên.
Trên thế giới, niệc mỏ vằn phân bố ở Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Bhutan.
Ở Việt Nam, niệc mỏ vằn được tìm thấy ở miền Trung và Nam Bộ.
Niệc mỏ vằn hiện đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
Niệc mỏ vằn trưởng thành có đuôi màu trắng, da ở họng vàng cam tươi có vằn ngang đen ở chim đực và xanh thẫm ở chim cái.
Niệc mỏ vằn sinh sản vào tháng 2 - 5, kéo dài tới 120 ngày.
Thời gian ấp 40 - 45 ngày và thường chỉ thấy một con.
Thức ăn chủ yếu của niệc mỏ vằn là các loại quả cây trong rừng, ngoài ra chúng cũng ăn thêm côn trùng (chiếm khoảng 5% số lượng thức ăn).
Niệc mỏ vằn sống và làm tổ, kiếm ăn ở rừng nguyên, thứ sinh thường xanh ẩm ít bị khai thác ở các thung lũng, vùng đồi núi cao 100-1.500m và cả rừng ngập mặn.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.