Nghe tin tức này, anh Võ Hồng Hải từ phường Long Thuận đã mua con càng đước với giá 3 triệu đồng. Anh Hải muốn mua con càng đước này để thả vào các ao hồ trong Tịnh xá Ngọc Quang để nuôi dưỡng, tránh bị giết ăn hoặc để chết. (Ảnh: VOV)Càng đước, còn gọi là rùa răng, là một loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB, được cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại nhưng được phép nuôi khi có nguồn gốc hợp pháp.Rùa răng (Hieremys annandalii) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm Emydidae, phân bố tại nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau...Với chiều dài 50cm, cận nặng đạt đến 15 kg khi trưởng thành, đây là loài rùa lớn nhất trong các loài rùa đầm ở Việt Nam.Tên gọi rùa răng bắt nguồn từ nét đặc trưng của loài rùa này là có mỏ làm thành hai mấu nhọn hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.Mai rùa phồng, thuôn dài, màu nâu thẫm hay đen. Đầu rùa màu xám có những vết đốm đen và vàng, hàm màu vàng.Chân rùa dẹp, ngón chân có màng da, một đặc điểm chung của các loài rùa đầm.Rùa răng chủ yếu sống ở kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, kể cả ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm.Chúng ăn thực vật thủy sinh, trong điều kiện nuôi còn ăn quả và các loại rau.Rùa răng được đánh giá là một loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, được nuôi ở nhiều vườn thú, khu bảo tồn ở khu vực và thế giới.Trong tự nhiên, số lượng rùa răng đã giảm sút mạnh trong những năm gần đây do nạn săn bắt, buôn bán và ô nhiễm môi trường.Hiện nay, một số trang trại ở miền Nam Việt Nam đã nhân nuôi thành công loài rùa "có răng" độc đáo này.Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.
Nghe tin tức này, anh Võ Hồng Hải từ phường Long Thuận đã mua con càng đước với giá 3 triệu đồng. Anh Hải muốn mua con càng đước này để thả vào các ao hồ trong Tịnh xá Ngọc Quang để nuôi dưỡng, tránh bị giết ăn hoặc để chết. (Ảnh: VOV)
Càng đước, còn gọi là rùa răng, là một loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB, được cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại nhưng được phép nuôi khi có nguồn gốc hợp pháp.
Rùa răng (Hieremys annandalii) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm Emydidae, phân bố tại nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau...
Với chiều dài 50cm, cận nặng đạt đến 15 kg khi trưởng thành, đây là loài rùa lớn nhất trong các loài rùa đầm ở Việt Nam.
Tên gọi rùa răng bắt nguồn từ nét đặc trưng của loài rùa này là có mỏ làm thành hai mấu nhọn hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.
Mai rùa phồng, thuôn dài, màu nâu thẫm hay đen. Đầu rùa màu xám có những vết đốm đen và vàng, hàm màu vàng.
Chân rùa dẹp, ngón chân có màng da, một đặc điểm chung của các loài rùa đầm.
Rùa răng chủ yếu sống ở kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, kể cả ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm.
Chúng ăn thực vật thủy sinh, trong điều kiện nuôi còn ăn quả và các loại rau.
Rùa răng được đánh giá là một loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, được nuôi ở nhiều vườn thú, khu bảo tồn ở khu vực và thế giới.
Trong tự nhiên, số lượng rùa răng đã giảm sút mạnh trong những năm gần đây do nạn săn bắt, buôn bán và ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, một số trang trại ở miền Nam Việt Nam đã nhân nuôi thành công loài rùa "có răng" độc đáo này.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.