Trong thế kỷ 19 - 20, các nhà khoa học đã tổ chức thám hiểm ở các khu rừng châu Phi. Theo đó, họ có nhiều khám phá về các loài động vật mới như bò Bongo, hươu đùi vằn Okapi… Đặc biệt, họ được người dân địa phương kể cho nghe về sự tồn tại của một quái vật bí ẩn có tên Dingonek.Theo người dân địa phương, quái vật Dingonek thỉnh thoảng xuất hiện ở dọc các bờ sông trong các cánh rừng nhiệt đới. Nó có chiều dài khoảng 13m, đầu vuông và có một chiếc sừng dài.Dingonek còn có những chiếc răng nanh sắc nhọn và một chiếc đuôi của bọ cạp có thể phóng ra nọc độc.Vào năm 1907, nhà thám hiểm John Alfred Jordan đã có cuộc đụng độ một quái vật bí ẩn trên sông Maggori-Kenya. Ông đã dùng súng bắn sinh vật này khiến nó tháo chạy. Mô tả của nhà thám hiểm Jordan về sinh vật đó khá trùng khớp với những mô tả của người dân địa phương.Một sinh vật bí ẩn gây nhiều tò mò là Ningen (trong tiếng Nhật có nghĩa là con người). Được ghi nhận lần đầu vào những năm 1990 bởi tàu đánh cá tại Thái Bình Dương, Ningen có cơ thể to lớn khi có chiều dài khoảng 30m.Theo lời kể của các nhân chứng, Ningen có lớp da trơn nhẵn không lông và toàn thân trắng muốt giống gấu bắc cực.Đặc biệt, thủy quái Ningen có hình dáng bên ngoài khá giống con người nhưng có thêm phần vây và một cái đuôi lớn giống của loài cá. Dù nỗ lực tìm kiếm nhưng đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng xác thực về sự tồn tại của Ningen.Minhocão là một quái vật bí ẩn và đáng sợ. Theo các giai thoại, sinh vật này ẩn náu trong rừng rậm Nam Mỹ. Nó mang hình dáng của một con giun đất khổng lồ.Tương tuyền, Minhocão đã sinh sống trên Trái đất từ khi khủng long vẫn còn sống. Sinh vật bí ẩn này dành phần lớn thời gian ở dưới lòng đất. Đôi khi, chúng lên trên mặt đất để "đổi gió" và tạo ra những chiếc hố lớn cũng như khiến nhiều cây to bật gốc.Khi chứng kiến những cảnh tượng này, người dân cho rằng, quái thú Minhocão sở hữu sức mạnh cực lớn nên mới có thể gây ra những sự việc đáng sợ như vậy.Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.
Trong thế kỷ 19 - 20, các nhà khoa học đã tổ chức thám hiểm ở các khu rừng châu Phi. Theo đó, họ có nhiều khám phá về các loài động vật mới như bò Bongo, hươu đùi vằn Okapi… Đặc biệt, họ được người dân địa phương kể cho nghe về sự tồn tại của một quái vật bí ẩn có tên Dingonek.
Theo người dân địa phương, quái vật Dingonek thỉnh thoảng xuất hiện ở dọc các bờ sông trong các cánh rừng nhiệt đới. Nó có chiều dài khoảng 13m, đầu vuông và có một chiếc sừng dài.
Dingonek còn có những chiếc răng nanh sắc nhọn và một chiếc đuôi của bọ cạp có thể phóng ra nọc độc.
Vào năm 1907, nhà thám hiểm John Alfred Jordan đã có cuộc đụng độ một quái vật bí ẩn trên sông Maggori-Kenya. Ông đã dùng súng bắn sinh vật này khiến nó tháo chạy. Mô tả của nhà thám hiểm Jordan về sinh vật đó khá trùng khớp với những mô tả của người dân địa phương.
Một sinh vật bí ẩn gây nhiều tò mò là Ningen (trong tiếng Nhật có nghĩa là con người). Được ghi nhận lần đầu vào những năm 1990 bởi tàu đánh cá tại Thái Bình Dương, Ningen có cơ thể to lớn khi có chiều dài khoảng 30m.
Theo lời kể của các nhân chứng, Ningen có lớp da trơn nhẵn không lông và toàn thân trắng muốt giống gấu bắc cực.
Đặc biệt, thủy quái Ningen có hình dáng bên ngoài khá giống con người nhưng có thêm phần vây và một cái đuôi lớn giống của loài cá. Dù nỗ lực tìm kiếm nhưng đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng xác thực về sự tồn tại của Ningen.
Minhocão là một quái vật bí ẩn và đáng sợ. Theo các giai thoại, sinh vật này ẩn náu trong rừng rậm Nam Mỹ. Nó mang hình dáng của một con giun đất khổng lồ.
Tương tuyền, Minhocão đã sinh sống trên Trái đất từ khi khủng long vẫn còn sống. Sinh vật bí ẩn này dành phần lớn thời gian ở dưới lòng đất. Đôi khi, chúng lên trên mặt đất để "đổi gió" và tạo ra những chiếc hố lớn cũng như khiến nhiều cây to bật gốc.
Khi chứng kiến những cảnh tượng này, người dân cho rằng, quái thú Minhocão sở hữu sức mạnh cực lớn nên mới có thể gây ra những sự việc đáng sợ như vậy.
Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.