" Quái vật biển" này được đặt tên là Franconiasaurus brevispinus và thuộc về một chi hoàn toàn mới. Niên đại của hai mẫu vật này khoảng 175 triệu năm, sống vào thế Jura sớm của kỷ Jura.Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Earth Science cho biết rằng giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thế địa chất Jura sớm và Jura giữa đã ảnh hưởng sâu sắc đến ba dòng dõi chính của thằn lằn cổ rắn. Trong đó, dòng dõi Rhomaleosauridae đã tuyệt chủng vào khoảng 161,5 triệu năm trước.Loài Franconiasaurus brevispinus thể hiện các đặc điểm kết hợp của loài thằn lằn cổ rắn đầu tiên trên Trái Đất với nhiều loài sau này.Sinh vật này còn khiến nhiều nhà khoa học liên tưởng đến quái vật hồ Loch Ness.Hai bộ xương hóa thạch của chúng đã được khai quật từ một hố khai thác đất sét bị bỏ hoang ở thị trấn Mistelgau của bang Bavaria.Cách đây không lâu, tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, trong hệ tầng Gualing, một sinh vật lạ đã được phát hiện trong một phiến đá cổ đã tồn tại suốt 240 triệu năm. Nhóm khoa học Trung Quốc - Đức - Anh đã xác định đó là loài Dinocephalosaurus orientalis, một loài bò sát biển quái dị và sơ khai nhất trong thế giới khủng long.Quái vật này có thân dài 6 mét với 32 đốt sống riêng biệt, có hàm răng nhọn và dày đặc, chủ yếu được sử dụng để bắt cá. Sinh vật này không chỉ gợi nhớ về rồng mà còn khiến nhiều nhà khoa học liên tưởng đến quái vật hồ Loch Ness và nhóm thằn lằn cổ rắn cổ đại.Tuy nhiên, các phân tích chỉ ra rằng nó không có quan hệ họ hàng với những loài này. Phát hiện này đã mở ra những khám phá mới về thế giới kỳ lạ của kỷ Tam Điệp, khiến các nhà cổ sinh vật học thêm bối rối.Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.
" Quái vật biển" này được đặt tên là Franconiasaurus brevispinus và thuộc về một chi hoàn toàn mới. Niên đại của hai mẫu vật này khoảng 175 triệu năm, sống vào thế Jura sớm của kỷ Jura.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Earth Science cho biết rằng giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thế địa chất Jura sớm và Jura giữa đã ảnh hưởng sâu sắc đến ba dòng dõi chính của thằn lằn cổ rắn. Trong đó, dòng dõi Rhomaleosauridae đã tuyệt chủng vào khoảng 161,5 triệu năm trước.
Loài Franconiasaurus brevispinus thể hiện các đặc điểm kết hợp của loài thằn lằn cổ rắn đầu tiên trên Trái Đất với nhiều loài sau này.
Sinh vật này còn khiến nhiều nhà khoa học liên tưởng đến quái vật hồ Loch Ness.
Hai bộ xương hóa thạch của chúng đã được khai quật từ một hố khai thác đất sét bị bỏ hoang ở thị trấn Mistelgau của bang Bavaria.
Cách đây không lâu, tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, trong hệ tầng Gualing, một sinh vật lạ đã được phát hiện trong một phiến đá cổ đã tồn tại suốt 240 triệu năm. Nhóm khoa học Trung Quốc - Đức - Anh đã xác định đó là loài Dinocephalosaurus orientalis, một loài bò sát biển quái dị và sơ khai nhất trong thế giới khủng long.
Quái vật này có thân dài 6 mét với 32 đốt sống riêng biệt, có hàm răng nhọn và dày đặc, chủ yếu được sử dụng để bắt cá. Sinh vật này không chỉ gợi nhớ về rồng mà còn khiến nhiều nhà khoa học liên tưởng đến quái vật hồ Loch Ness và nhóm thằn lằn cổ rắn cổ đại.
Tuy nhiên, các phân tích chỉ ra rằng nó không có quan hệ họ hàng với những loài này. Phát hiện này đã mở ra những khám phá mới về thế giới kỳ lạ của kỷ Tam Điệp, khiến các nhà cổ sinh vật học thêm bối rối.
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.