Vào những năm 1980 tại Trung Âu, loài Linh Miêu Á - Âu đã tuyệt chủng. Nhưng giờ đây nhờ phương pháp khoa học tiên tiến của các nhà khoa học (năm 1970) đã giúp chúng hồi sinh trở lại. Linh Miêu hiện đang sinh sống tại một vài quốc gia như: Thụy Sỹ, Pháp, Ý, Áo và Đức. Tuy nhiên, việc sinh sống nhỏ lẻ tại khắp các châu lục của quần thể này là một vấn đề lớn, vì vậy các nhà bảo tồn đang tìm cách kết nối loài động vật này lại thành một nhóm. Ảnh: Sciencedirect.Khoảng 3.000 năm trước, loài quỷ Tasmania đã từng sinh sống rất nhiều tại Úc. Tuy nhiên, khi loài chó Dingo xuất hiện, chúng đã chiếm lấy nơi ở của loài thú có túi dễ thương này. Không những thế, số lượng loài giảm sút một cách nghiêm trọng bởi căn bệnh U mặt quỷ (DFTD), dạng bệnh ung thư truyền nhiễm này đã giết chết 90% số quỷ Tasmania còn lại. Đến năm 2020, loài vật này được đưa vào khu bảo tồn động vật hoang dã tại New South Wales ở Úc giúp chúng sinh sôi phát triển trên hòn đảo. Ảnh: Lao Động.Từng sinh sôi phát triển mạnh tại lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc, số lượng cá sấu Dương Tử đã giảm mạnh bởi nơi ở của chúng hầu hết đều trở thành ruộng lúa. Đến năm 2001, các nhà khoa học đã thực hiện việc nuôi và tái sản sinh số lượng nhỏ loài bò sát này trong khu bảo tồn. Và vào năm 2009, các nhà khoa học đã thả thêm 120 con cá sấu chúa giúp số lượng cá sấu Dương Tử tăng thêm gấp đôi trong tự nhiên. Ảnh: News.cn.Bò rừng thảo nguyên đã tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước. Loài động vật này là một phần quan trọng trong hệ sinh thái động, thực vật của nước Anh. Các nhà bảo tồn của Vương quốc Anh đang nghiên cứu nhằm đưa một họ hàng gần của loài bò rừng thảo nguyên là bò rừng châu u trở lại các khu rừng của nước này. Ảnh: Cfgphoto.Dự án có tên "Wilder Blean" trị giá 1.4 triệu USD, được quỹ People's Postcode Lottery Dream tài trợ, với mục đích vào mùa xuân năm 2022 sẽ thả một đàn bò rừng châu u vào rừng West Blean, gần thành phố Canterbury ở phía đông hạt Kent. Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có hệ sinh thái nghèo nàn nhất thế giới, hy vọng rằng với dự án lần này có thể "phục hưng" loài bò rừng thảo nguyên và môi trường tự nhiên nơi đây.Linh dương sừng thẳng Ả Rập có thể tồn tại thời gian dài mà không cần nước trong môi trường sa mạc khắc nghiệt. Tuy nhiên, vào năm 1970 loài động vật này đã biến mất khỏi tự nhiên vì bị con người săn bắn để lấy thịt, da và sừng. Sau gần 40 năm nỗ lực bảo tồn và nhân giống ở điều kiện nuôi nhốt, “dân số” của loài linh dương sừng thẳng phát triển đáng kể, theo ước tính có khoảng 1.000 cá thể hiện đang sống trong địa phận các quốc gia Israel, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út và Jordan. Ảnh: Inmapz.IUCN khẳng định tê giác đen đã biến mất vĩnh viễn bởi đã không còn ai và không còn thiết bị nào phát hiện chúng từ năm 2006 tới nay, Science Daily đưa tin. IUCN nhận định rằng: "Con người, cụ thể là lòng tham của con người, đã khiến chúng tuyệt chủng". Trong những năm gần đây, việc nỗ lực bảo tồn đã giúp tăng “dân số” loài lên. Các nhà khoa học cũng đang tích cực tái sản sinh để đưa tê giác trở lại các quốc gia nơi mà chúng từng sinh sống. Tuy nhiên, việc vận chuyển những con tê giác đen với khối lượng lên đến hơn một nghìn ki-lô-gam là một thách thức lớn. Các nhà khoa học sử dụng máy bay trực thăng bằng cách treo ngược chúng lên để di chuyển loài vật này. Ảnh: VTV.Từ những năm 1995 đến năm 1997, 41 con sói xám đã được đưa trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone. Sự vắng mặt của chúng trong 70 năm qua đã tạo ra các tác động lớn đến hệ sinh thái chung của công viên: Số lượng động vật ăn cỏ như nai sừng tấm phát triển không kiểm soát dẫn đến sự hủy diệt của nhiều loài thực vật vì vậy loài hải ly bị cạn kiệt thức ăn và không có nơi ở gần như biến mất khỏi công viên. Tình hình được thay đổi khi chính quyền địa phương đưa ra quyết định tái bổ sung loài sói xám vào hệ sinh thái nơi đây. Trong khoảng 5 năm, 31 con sói đã sinh sôi nhanh chóng, tung hoành thành nhiều đàn khắp công viên. Chúng giảm số lượng nai sừng xuống và đưa hệ sinh thái trở lại trạng thái cân bằng. Ảnh: Genk.Ngựa hoang Mông Cổ là một trong những biểu tượng nổi bật trên thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn. Tuy nhiên, vào những năm 1960, loài vật này đã biến mất khỏi tự nhiên. Vì thế một nghiên cứu về bảo tồn, nhân giống và nuôi nhốt đã dấy lên hy vọng cho sự hồi sinh của loài ngựa này. Từ năm 1992-2018, có khoảng 500 con ngựa được thả ra thảo nguyên xanh. Và trong năm 2016, ngựa hoang Mông Cổ được thả tại vùng Ural của Nga, trong tương lai sẽ được thả tiếp tại Kazakhstan. Tính đến nay, tổng số lượng ngựa hoang Mông Cổ cả tự nhiên và nuôi nhân tạo đạt khoảng 1900 con. Ảnh: Wiki.Loài bướm xanh đã tuyệt chủng ở vùng nông thôn Anh vào những năm 40. Tuy nhiên, chúng đã được các nhà khoa học tái sinh trở lại vào năm ngoái. Những nhà khoa học đã dành trọn 5 năm để để chuẩn bị khu vực sống cho loài bướm xanh này ở Rodborough Common tại miền Tây Nam nước Anh. Ảnh: butterfly-conservation.Vào những 1970, nạn săn bắn và việc mất đi môi trường sống đã khiến loài sói đỏ Bắc Mỹ đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Thời điểm đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm số lượng sói đỏ còn lại và thực hiện quá trình bảo tồn. Quá trình này diễn ra thành công, vì vậy vào năm 1987, bốn cặp sói đã được thả tại phía Bắc Carolina. Đến năm 2006, “dân số” loài đạt đến 130 con. Tuy nhiên, giờ đây do quá trình bảo tồn suy giảm khiến số lượng loài sói đỏ đứng lên trên bờ vực tuyệt chủng lần thứ hai. Vào tháng 2 năm 2021, chỉ còn lại 10 loài động vật sói sống tự do được biết đến. Ảnh: kcur.org.Từng sinh sôi mạnh tại các khu rừng của Anh, nhưng đến thế kỷ 20, loài chồn thông Châu Âu đang dần biến mất, từ đó loài sóc xám, con mồi chính của chồn thông bùng nổ về số lượng. Điều này gây ảnh hưởng xấu cho loài sóc đỏ bản địa vì chúng phải chiến đấu để giành thức ăn và nơi ở. Từ năm 2015 đến năm 2017, hơn 50 loài chồn thông Châu Âu được di dời thành công từ Scotland đến xứ Wales. Vào năm 2019, nghiên cứu mở rộng tại Anh, thêm 18 cá thể chồn thông được thả vào rừng Dean ở Gloucestershire. Cuối năm nay sẽ có thêm kế hoạch thả tiếp theo. Ảnh: Countryfile.com.Tuần lộc sinh sống ở Scotland cách đây hàng nghìn năm, chúng dần biến mất vào cuối năm 1200. Đến năm 1952, một người chăn tuần lộc đã đưa một đàn nhỏ từ miền đất lạnh giá của Thụy Điển đến vùng khí hậu mát mẻ của dãy núi Cairngorm ở Scotland. Nhờ sự tái sản sinh không chính thức này, số lượng tuần lộc đã tăng lên 150 con trong những năm gần đây. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về tác động của chúng đến hệ sinh thái xung quanh. Ảnh: Sandiegozoo.Bị săn lùng để lấy lông làm mũ, hầu hết hải ly đều biến mất. Ở Anh, chúng đã biến mất vào 400 năm trước. Những loài gặm nhấm lưỡng cư này đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái động, thực vật. Ở Devon, phía Tây nước Anh, một thử nghiệm tái sinh sản hải ly kéo dài hàng thập kỷ và kết thúc vào năm ngoái, duy nhất một cặp hải ly thành công và sinh sản được 15 nhóm gia đình. Ảnh: thefurbearers.com.Trong thế kỷ 20, nạn săn bắn và mất môi trường sống đã khiến báo săn giảm mạnh số lượng tới 93% tại Ấn Độ và tại hầu hết phạm vi sinh sống trước đây của chúng ở Châu. Nhờ quá trình nghiên cứu tái sinh tại công viên Quốc gia Liwon của Malawi vào năm 2017 đã giúp giúp loài báo săn hồi sinh sau 20 năm. Tuy nhiên với số lượng loài thấp khiến chúng dễ bị mắc phải dịch bệnh. Ảnh: iaslinks.org.Loài chim Gallirallus owstoni gần như bị tuyệt chủng vì bị xâm lấn và ăn thịt bởi một loài rắn vào năm 1970. Năm 1981, các nhà bảo tồn đã nhanh chóng giải cứu 21 con chim cuối cùng trên hòn đảo phía tây Thái Bình Dương. Sau chương trình bảo tồn kéo dài 8 năm, họ bắt đầu thả chúng quay trở lại tự nhiên ở hòn đảo không có rắn là Rota cách Guam 30 dặm về phía Đông Bắc. Các nhà bảo tồn hy vọng rằng sẽ đưa loài chim này quay trở lại đảo Guam trong thời gian tới. Ảnh: Sandiegozoo.org.Rắn trun từng là động vật đặc trưng nổi bật vùng nông thôn miền Nam nước Anh, tuy nhiên chúng đã dần biến mất và trở thành loài rắn hiếm nhất tại Vương quốc Anh. Sau 50 năm biến mất, loài rắn vô hại này đã được đưa trở lại Devon phía tây đất nước. Ảnh: BBC.
Vào những năm 1980 tại Trung Âu, loài Linh Miêu Á - Âu đã tuyệt chủng. Nhưng giờ đây nhờ phương pháp khoa học tiên tiến của các nhà khoa học (năm 1970) đã giúp chúng hồi sinh trở lại. Linh Miêu hiện đang sinh sống tại một vài quốc gia như: Thụy Sỹ, Pháp, Ý, Áo và Đức. Tuy nhiên, việc sinh sống nhỏ lẻ tại khắp các châu lục của quần thể này là một vấn đề lớn, vì vậy các nhà bảo tồn đang tìm cách kết nối loài động vật này lại thành một nhóm. Ảnh: Sciencedirect.
Khoảng 3.000 năm trước, loài quỷ Tasmania đã từng sinh sống rất nhiều tại Úc. Tuy nhiên, khi loài chó Dingo xuất hiện, chúng đã chiếm lấy nơi ở của loài thú có túi dễ thương này. Không những thế, số lượng loài giảm sút một cách nghiêm trọng bởi căn bệnh U mặt quỷ (DFTD), dạng bệnh ung thư truyền nhiễm này đã giết chết 90% số quỷ Tasmania còn lại. Đến năm 2020, loài vật này được đưa vào khu bảo tồn động vật hoang dã tại New South Wales ở Úc giúp chúng sinh sôi phát triển trên hòn đảo. Ảnh: Lao Động.
Từng sinh sôi phát triển mạnh tại lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc, số lượng cá sấu Dương Tử đã giảm mạnh bởi nơi ở của chúng hầu hết đều trở thành ruộng lúa. Đến năm 2001, các nhà khoa học đã thực hiện việc nuôi và tái sản sinh số lượng nhỏ loài bò sát này trong khu bảo tồn. Và vào năm 2009, các nhà khoa học đã thả thêm 120 con cá sấu chúa giúp số lượng cá sấu Dương Tử tăng thêm gấp đôi trong tự nhiên. Ảnh: News.cn.
Bò rừng thảo nguyên đã tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước. Loài động vật này là một phần quan trọng trong hệ sinh thái động, thực vật của nước Anh. Các nhà bảo tồn của Vương quốc Anh đang nghiên cứu nhằm đưa một họ hàng gần của loài bò rừng thảo nguyên là bò rừng châu u trở lại các khu rừng của nước này. Ảnh: Cfgphoto.
Dự án có tên "Wilder Blean" trị giá 1.4 triệu USD, được quỹ People's Postcode Lottery Dream tài trợ, với mục đích vào mùa xuân năm 2022 sẽ thả một đàn bò rừng châu u vào rừng West Blean, gần thành phố Canterbury ở phía đông hạt Kent. Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có hệ sinh thái nghèo nàn nhất thế giới, hy vọng rằng với dự án lần này có thể "phục hưng" loài bò rừng thảo nguyên và môi trường tự nhiên nơi đây.
Linh dương sừng thẳng Ả Rập có thể tồn tại thời gian dài mà không cần nước trong môi trường sa mạc khắc nghiệt. Tuy nhiên, vào năm 1970 loài động vật này đã biến mất khỏi tự nhiên vì bị con người săn bắn để lấy thịt, da và sừng. Sau gần 40 năm nỗ lực bảo tồn và nhân giống ở điều kiện nuôi nhốt, “dân số” của loài linh dương sừng thẳng phát triển đáng kể, theo ước tính có khoảng 1.000 cá thể hiện đang sống trong địa phận các quốc gia Israel, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út và Jordan. Ảnh: Inmapz.
IUCN khẳng định tê giác đen đã biến mất vĩnh viễn bởi đã không còn ai và không còn thiết bị nào phát hiện chúng từ năm 2006 tới nay, Science Daily đưa tin. IUCN nhận định rằng: "Con người, cụ thể là lòng tham của con người, đã khiến chúng tuyệt chủng". Trong những năm gần đây, việc nỗ lực bảo tồn đã giúp tăng “dân số” loài lên. Các nhà khoa học cũng đang tích cực tái sản sinh để đưa tê giác trở lại các quốc gia nơi mà chúng từng sinh sống. Tuy nhiên, việc vận chuyển những con tê giác đen với khối lượng lên đến hơn một nghìn ki-lô-gam là một thách thức lớn. Các nhà khoa học sử dụng máy bay trực thăng bằng cách treo ngược chúng lên để di chuyển loài vật này. Ảnh: VTV.
Từ những năm 1995 đến năm 1997, 41 con sói xám đã được đưa trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone. Sự vắng mặt của chúng trong 70 năm qua đã tạo ra các tác động lớn đến hệ sinh thái chung của công viên: Số lượng động vật ăn cỏ như nai sừng tấm phát triển không kiểm soát dẫn đến sự hủy diệt của nhiều loài thực vật vì vậy loài hải ly bị cạn kiệt thức ăn và không có nơi ở gần như biến mất khỏi công viên. Tình hình được thay đổi khi chính quyền địa phương đưa ra quyết định tái bổ sung loài sói xám vào hệ sinh thái nơi đây. Trong khoảng 5 năm, 31 con sói đã sinh sôi nhanh chóng, tung hoành thành nhiều đàn khắp công viên. Chúng giảm số lượng nai sừng xuống và đưa hệ sinh thái trở lại trạng thái cân bằng. Ảnh: Genk.
Ngựa hoang Mông Cổ là một trong những biểu tượng nổi bật trên thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn. Tuy nhiên, vào những năm 1960, loài vật này đã biến mất khỏi tự nhiên. Vì thế một nghiên cứu về bảo tồn, nhân giống và nuôi nhốt đã dấy lên hy vọng cho sự hồi sinh của loài ngựa này. Từ năm 1992-2018, có khoảng 500 con ngựa được thả ra thảo nguyên xanh. Và trong năm 2016, ngựa hoang Mông Cổ được thả tại vùng Ural của Nga, trong tương lai sẽ được thả tiếp tại Kazakhstan. Tính đến nay, tổng số lượng ngựa hoang Mông Cổ cả tự nhiên và nuôi nhân tạo đạt khoảng 1900 con. Ảnh: Wiki.
Loài bướm xanh đã tuyệt chủng ở vùng nông thôn Anh vào những năm 40. Tuy nhiên, chúng đã được các nhà khoa học tái sinh trở lại vào năm ngoái. Những nhà khoa học đã dành trọn 5 năm để để chuẩn bị khu vực sống cho loài bướm xanh này ở Rodborough Common tại miền Tây Nam nước Anh. Ảnh: butterfly-conservation.
Vào những 1970, nạn săn bắn và việc mất đi môi trường sống đã khiến loài sói đỏ Bắc Mỹ đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Thời điểm đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm số lượng sói đỏ còn lại và thực hiện quá trình bảo tồn. Quá trình này diễn ra thành công, vì vậy vào năm 1987, bốn cặp sói đã được thả tại phía Bắc Carolina. Đến năm 2006, “dân số” loài đạt đến 130 con. Tuy nhiên, giờ đây do quá trình bảo tồn suy giảm khiến số lượng loài sói đỏ đứng lên trên bờ vực tuyệt chủng lần thứ hai. Vào tháng 2 năm 2021, chỉ còn lại 10 loài động vật sói sống tự do được biết đến. Ảnh: kcur.org.
Từng sinh sôi mạnh tại các khu rừng của Anh, nhưng đến thế kỷ 20, loài chồn thông Châu Âu đang dần biến mất, từ đó loài sóc xám, con mồi chính của chồn thông bùng nổ về số lượng. Điều này gây ảnh hưởng xấu cho loài sóc đỏ bản địa vì chúng phải chiến đấu để giành thức ăn và nơi ở. Từ năm 2015 đến năm 2017, hơn 50 loài chồn thông Châu Âu được di dời thành công từ Scotland đến xứ Wales. Vào năm 2019, nghiên cứu mở rộng tại Anh, thêm 18 cá thể chồn thông được thả vào rừng Dean ở Gloucestershire. Cuối năm nay sẽ có thêm kế hoạch thả tiếp theo. Ảnh: Countryfile.com.
Tuần lộc sinh sống ở Scotland cách đây hàng nghìn năm, chúng dần biến mất vào cuối năm 1200. Đến năm 1952, một người chăn tuần lộc đã đưa một đàn nhỏ từ miền đất lạnh giá của Thụy Điển đến vùng khí hậu mát mẻ của dãy núi Cairngorm ở Scotland. Nhờ sự tái sản sinh không chính thức này, số lượng tuần lộc đã tăng lên 150 con trong những năm gần đây. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về tác động của chúng đến hệ sinh thái xung quanh. Ảnh: Sandiegozoo.
Bị săn lùng để lấy lông làm mũ, hầu hết hải ly đều biến mất. Ở Anh, chúng đã biến mất vào 400 năm trước. Những loài gặm nhấm lưỡng cư này đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái động, thực vật. Ở Devon, phía Tây nước Anh, một thử nghiệm tái sinh sản hải ly kéo dài hàng thập kỷ và kết thúc vào năm ngoái, duy nhất một cặp hải ly thành công và sinh sản được 15 nhóm gia đình. Ảnh: thefurbearers.com.
Trong thế kỷ 20, nạn săn bắn và mất môi trường sống đã khiến báo săn giảm mạnh số lượng tới 93% tại Ấn Độ và tại hầu hết phạm vi sinh sống trước đây của chúng ở Châu. Nhờ quá trình nghiên cứu tái sinh tại công viên Quốc gia Liwon của Malawi vào năm 2017 đã giúp giúp loài báo săn hồi sinh sau 20 năm. Tuy nhiên với số lượng loài thấp khiến chúng dễ bị mắc phải dịch bệnh. Ảnh: iaslinks.org.
Loài chim Gallirallus owstoni gần như bị tuyệt chủng vì bị xâm lấn và ăn thịt bởi một loài rắn vào năm 1970. Năm 1981, các nhà bảo tồn đã nhanh chóng giải cứu 21 con chim cuối cùng trên hòn đảo phía tây Thái Bình Dương. Sau chương trình bảo tồn kéo dài 8 năm, họ bắt đầu thả chúng quay trở lại tự nhiên ở hòn đảo không có rắn là Rota cách Guam 30 dặm về phía Đông Bắc. Các nhà bảo tồn hy vọng rằng sẽ đưa loài chim này quay trở lại đảo Guam trong thời gian tới. Ảnh: Sandiegozoo.org.
Rắn trun từng là động vật đặc trưng nổi bật vùng nông thôn miền Nam nước Anh, tuy nhiên chúng đã dần biến mất và trở thành loài rắn hiếm nhất tại Vương quốc Anh. Sau 50 năm biến mất, loài rắn vô hại này đã được đưa trở lại Devon phía tây đất nước. Ảnh: BBC.