Nai (Rusa unicolor) dài 1 - 1,6m, sinh sống ở các khu rừng Nam Á, gồm cả vùng chân núi Himalaya. Loài hươu lớn này có màu nâu sẫm, lông ở cổ một số cá thể dài như bờm.Nai nhỏ Indonesia (Rusa timorensis) dài 83 - 110cm, phân bố ở các đảo Java, Bali và Timor. Loài này có đôi tai và gạc tương đối lớn so với kích thước cơ thể. Chúng đã du nhập vào các vùng cây bụi khô hạn ở Australia và nhanh chóng gia tăng số lượng ở đó.Nai đốm Visaya (Rusa alfredi) dài 70 - 76cm, là loài động vật đặc hữu của Philippines. Hoạt động về đêm, những con nai này có chân ngắn, nửa thân sau có đốm, tư thế hạ thấp về phía trước.Mang Trung Quốc (Muntiacus reevesi) dài 43 - 45cm, là loài động vật bản địa của khu vực Đông Á. Loài này đã được du nhập vào Tây Âu. Dù kích cỡ nhỏ, chúng có thể phá hoại các khu rừng thưa do gặm cỏ và ăn lá.Hoẵng (Muntiacus muntjak) dài 40 - 65cm, phân bố ở Nam Á. Loài này sử dụng cặp gạc ngắn chỉ có một nhánh để đối phó với loài săn mồi và giao đấu với đồng loại để bảo vệ lãnh thổ.Hươu David (Elaphurus davidianus) dài 1,1 - 1,2m, phân bố ở Trung Quốc. Loài này hiện không còn được ghi nhận ngoài thiên nhiên.Hươu sao Ấn Độ (Axis axis) dài 60 - 100cm, phân bố ở Ấn Độ, đã được du nhập vào Australia và Bắc Mỹ. Loài này có gạc cong, hình dạng như đàn lia. Trong tự nhiên, chúng là con mồi ưa thích của hổ.Hươu vàng (Axis porcinus) dài 61 - 70cm, cư trú trong các khu rừng ở từ Nam Á đến Đông Nam Á. Loài này có tập tính chạy chúi đầu giống lợn rừng và thường chui qua bên dưới các chướng ngại vật chứ không nhảy qua.Nai đầm lầy (Rucervus duvaucelii) dài 1,2 - 1,4m, sống ở các vùng ngập nước của Ấn Độ. Đôi gạc phân nhánh nhiều của loài này rất có giá trị ngoài chợ đen. Chúng đã được du nhập vào Bắc Mỹ để phục vụ thú vui săn bắn.Hươu mào (Elaphodus cephalophus) dài 50 - 70cm, sống ở các khu rừng miền núi châu Á. Con đực của loài này có gạc nhỏ và răng nanh chìa ra, trên trán có một túm lông dài.Hươu sao sừng tấm (Dama dama) dài 75 - 100cm, phân bố từ châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ. Loài này có bộ lông lốm đốm và đôi gạc dẹt như chân vịt. Chúng đã được thuần hóa để nuôi lấy thịt.Hươu đỏ (Cervus elaphus) dài 1 - 1,4m, phân bố ở châu Âu, Tây Á và một phần Bắc Phi. Tùy vùng phân bố mà loài này có sự đa dạng về kích thước, hình dạng gạc và độ dài bờm. Đây là loài duy nhất thuộc họ Hươu nai hiện diện ở châu Phi.
Nai (Rusa unicolor) dài 1 - 1,6m, sinh sống ở các khu rừng Nam Á, gồm cả vùng chân núi Himalaya. Loài hươu lớn này có màu nâu sẫm, lông ở cổ một số cá thể dài như bờm.
Nai nhỏ Indonesia (Rusa timorensis) dài 83 - 110cm, phân bố ở các đảo Java, Bali và Timor. Loài này có đôi tai và gạc tương đối lớn so với kích thước cơ thể. Chúng đã du nhập vào các vùng cây bụi khô hạn ở Australia và nhanh chóng gia tăng số lượng ở đó.
Nai đốm Visaya (Rusa alfredi) dài 70 - 76cm, là loài động vật đặc hữu của Philippines. Hoạt động về đêm, những con nai này có chân ngắn, nửa thân sau có đốm, tư thế hạ thấp về phía trước.
Mang Trung Quốc (Muntiacus reevesi) dài 43 - 45cm, là loài động vật bản địa của khu vực Đông Á. Loài này đã được du nhập vào Tây Âu. Dù kích cỡ nhỏ, chúng có thể phá hoại các khu rừng thưa do gặm cỏ và ăn lá.
Hoẵng (Muntiacus muntjak) dài 40 - 65cm, phân bố ở Nam Á. Loài này sử dụng cặp gạc ngắn chỉ có một nhánh để đối phó với loài săn mồi và giao đấu với đồng loại để bảo vệ lãnh thổ.
Hươu David (Elaphurus davidianus) dài 1,1 - 1,2m, phân bố ở Trung Quốc. Loài này hiện không còn được ghi nhận ngoài thiên nhiên.
Hươu sao Ấn Độ (Axis axis) dài 60 - 100cm, phân bố ở Ấn Độ, đã được du nhập vào Australia và Bắc Mỹ. Loài này có gạc cong, hình dạng như đàn lia. Trong tự nhiên, chúng là con mồi ưa thích của hổ.
Hươu vàng (Axis porcinus) dài 61 - 70cm, cư trú trong các khu rừng ở từ Nam Á đến Đông Nam Á. Loài này có tập tính chạy chúi đầu giống lợn rừng và thường chui qua bên dưới các chướng ngại vật chứ không nhảy qua.
Nai đầm lầy (Rucervus duvaucelii) dài 1,2 - 1,4m, sống ở các vùng ngập nước của Ấn Độ. Đôi gạc phân nhánh nhiều của loài này rất có giá trị ngoài chợ đen. Chúng đã được du nhập vào Bắc Mỹ để phục vụ thú vui săn bắn.
Hươu mào (Elaphodus cephalophus) dài 50 - 70cm, sống ở các khu rừng miền núi châu Á. Con đực của loài này có gạc nhỏ và răng nanh chìa ra, trên trán có một túm lông dài.
Hươu sao sừng tấm (Dama dama) dài 75 - 100cm, phân bố từ châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ. Loài này có bộ lông lốm đốm và đôi gạc dẹt như chân vịt. Chúng đã được thuần hóa để nuôi lấy thịt.
Hươu đỏ (Cervus elaphus) dài 1 - 1,4m, phân bố ở châu Âu, Tây Á và một phần Bắc Phi. Tùy vùng phân bố mà loài này có sự đa dạng về kích thước, hình dạng gạc và độ dài bờm. Đây là loài duy nhất thuộc họ Hươu nai hiện diện ở châu Phi.