Dân mạng từng xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh người đàn ông tại Trung Quốc ''tưới nước'' lên một xác cá khô để hồi sinh nó.Cụ thể, người này phát hiện một con cá dường như đã chết khô trên tảng đá với toàn thân cứng đờ, chuyển màu trắng.Người đàn ông thậm chí còn cầm con cá lên gõ nhiều lần vào tảng đá để chứng minh nó đã chết khô cứng.Thật bất ngờ ngay khi người này đổ một chút nước lên miệng con cá, thì miệng và mang của nó bắt đầu hoạt động để thở như chưa từng...chết. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước hiện tượng xác cá khô hồi sinh sau khi được đổ nước lên và tò mò ''danh tính'' loài cá này.Thực chất loài cá ''bất tử'' này cực phổ biến ở Việt Nam, nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với cái tên cá dọn bể hay cá lau kính.Tuy là loài ăn tạp nhưng hức ăn chính của cá dọn bể là rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy. Bởi vậy người ta thường thả chúng trong bể cá cảnh để dọn cho nước sạch, trong, bớt đục.Cá có chiều dài từ 30–70 cm và có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn suốt 1 tháng.Nhỏ bé là vậy tuy nhiên cá dọn bể lại trở thành mối nguy hại khôn lường với nhà nông, ngư dân. Loài cá ngoại nhập này dễ thích nghi sau khi phát tán ra môi trường, cá dọn bể mẹ hay cá dọn bể con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển.Nguy hiểm hơn, cá dọn bể lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, trong khi không mang lại giá trị kinh tế. Sự sinh sôi của chúng đang khiến những người làm nghề sông nước có nguy cơ cất thuyền, treo lưới, gác cần câu và thậm chí có thể treo... niêu.Theo ngư dân phản ánh, có những mẻ lưới có đến 50% là cá dọn bể, loài cá này nhẹ thì làm rách lưới, còn không có thể phá hủy bờ bao vì đặc tính của chúng là ăn rong rêu và các tạp chất trong môi trường nước.Ở rất nhiều gia đình nuôi cá cảnh, khi con cá dọn bể lớn, người ta đem ra ao, hồ để thả, sau đó lại mua con nhỏ hơn về thả vào bể. Hành động này rất nguy hại, phá vỡ môi trường sống của các loài sinh vật bản địa.Thậm chí có những hộ dân gom cá dọn bể đem chôn lấp nhưng vây cá không phân hủy, cứng như đinh, thậm chí có thể làm thủng lốp ô tô cực kỳ nguy hiểm.Hiện cá dọn bể không được sử dụng vào bất cứ mục đích gì ngoài làm cá cảnh nhưng chúng lại xâm hại môi trường nghiêm trọng. Trước đó, chúng ta từng đối mặt với những hậu quả lớn từ một số sinh vật ngoại lai gây ra như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, hay tôm hùm đất.Nông dân miền Tây ngán ngẫm vì cá lau kiếng ngày càng phát triển mạnh | LONG AN TV
Dân mạng từng xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh người đàn ông tại Trung Quốc ''tưới nước'' lên một xác cá khô để hồi sinh nó.
Cụ thể, người này phát hiện một con cá dường như đã chết khô trên tảng đá với toàn thân cứng đờ, chuyển màu trắng.
Người đàn ông thậm chí còn cầm con cá lên gõ nhiều lần vào tảng đá để chứng minh nó đã chết khô cứng.
Thật bất ngờ ngay khi người này đổ một chút nước lên miệng con cá, thì miệng và mang của nó bắt đầu hoạt động để thở như chưa từng...chết. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước hiện tượng xác cá khô hồi sinh sau khi được đổ nước lên và tò mò ''danh tính'' loài cá này.
Thực chất loài cá ''bất tử'' này cực phổ biến ở Việt Nam, nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với cái tên cá dọn bể hay cá lau kính.
Tuy là loài ăn tạp nhưng hức ăn chính của cá dọn bể là rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy. Bởi vậy người ta thường thả chúng trong bể cá cảnh để dọn cho nước sạch, trong, bớt đục.
Cá có chiều dài từ 30–70 cm và có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn suốt 1 tháng.
Nhỏ bé là vậy tuy nhiên cá dọn bể lại trở thành mối nguy hại khôn lường với nhà nông, ngư dân. Loài cá ngoại nhập này dễ thích nghi sau khi phát tán ra môi trường, cá dọn bể mẹ hay cá dọn bể con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển.
Nguy hiểm hơn, cá dọn bể lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, trong khi không mang lại giá trị kinh tế. Sự sinh sôi của chúng đang khiến những người làm nghề sông nước có nguy cơ cất thuyền, treo lưới, gác cần câu và thậm chí có thể treo... niêu.
Theo ngư dân phản ánh, có những mẻ lưới có đến 50% là cá dọn bể, loài cá này nhẹ thì làm rách lưới, còn không có thể phá hủy bờ bao vì đặc tính của chúng là ăn rong rêu và các tạp chất trong môi trường nước.
Ở rất nhiều gia đình nuôi cá cảnh, khi con cá dọn bể lớn, người ta đem ra ao, hồ để thả, sau đó lại mua con nhỏ hơn về thả vào bể. Hành động này rất nguy hại, phá vỡ môi trường sống của các loài sinh vật bản địa.
Thậm chí có những hộ dân gom cá dọn bể đem chôn lấp nhưng vây cá không phân hủy, cứng như đinh, thậm chí có thể làm thủng lốp ô tô cực kỳ nguy hiểm.
Hiện cá dọn bể không được sử dụng vào bất cứ mục đích gì ngoài làm cá cảnh nhưng chúng lại xâm hại môi trường nghiêm trọng. Trước đó, chúng ta từng đối mặt với những hậu quả lớn từ một số sinh vật ngoại lai gây ra như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, hay tôm hùm đất.
Nông dân miền Tây ngán ngẫm vì cá lau kiếng ngày càng phát triển mạnh | LONG AN TV