Mặc dù bị thương, con " thuỷ quái" này vẫn thở được. Arnel Resma Casido, người sống gần biển, đã đến xem khi hàng xóm hét lên về con cá khổng lồ gần bờ. Các nhà khoa học cho biết cá mái chèo sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét so với mặt nước biển. Đây là loài sinh vật có xương dài nhất thế giới, có thể đạt chiều dài lên đến 17 mét và nặng tới 270 kg. (Ảnh cắt từ clip)Cá mái chèo có thân màu bạc và đôi khi được gọi là “vua của cá trích” vì có đặc điểm bề ngoài tương tự với loài cá nhỏ này. Tuy nhiên, chúng được đặt tên là cá mái chèo do có phần vây ngực dài giống mái chèo.(Ảnh: adriaticnature)Trong văn hóa dân gian, cá mái chèo được mệnh danh là "thủy quái" có khả năng dự báo động đất. Mặc dù không có bằng chứng khoa học cụ thể, nhưng có những báo cáo ghi nhận rằng việc cá mái chèo dạt vào bờ có thể liên quan đến việc xảy ra các trận động đất lớn.(Ảnh: The Australian Museum)Mặc dù có rất nhiều quan niệm và luồng ý kiến khác nhau về việc cá mái chèo có khả năng dự báo động đất, nhưng các ý kiến này vẫn còn tương đối và cần được nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chính thức.(Ảnh: fishesofaustralia)Dù không có nhiều thông tin về loại cá này do hiếm khi được quan sát, nhưng người ta cho biết thịt của chúng có cảm giác nhão và dính.(Ảnh: Flickr)Cá mái chèo không gây nguy hiểm cho con người và chỉ ăn các sinh vật phù du nhỏ bé.(Ảnh: Big Fishes)Chúng không có răng thật và chỉ có các cấu trúc mảnh nhỏ gọi là mang lược để bắt những con mồi nhỏ.(Ảnh: X)Khác với nhiều loài cá khác, cá mái chèo không có vảy. Thay vào đó, chúng có một lớp áo khoác màu bạc được hình thành từ chất guanin, làm cho bề mặt da của chúng khá mềm và dễ bị tổn thương.(Ảnh: Diver.net)Mời quý độc giả xem thêm video: Sở thú Trung Quốc gây bão vì nuôi động vật quá "bồng bềnh".
Mặc dù bị thương, con " thuỷ quái" này vẫn thở được. Arnel Resma Casido, người sống gần biển, đã đến xem khi hàng xóm hét lên về con cá khổng lồ gần bờ. Các nhà khoa học cho biết cá mái chèo sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét so với mặt nước biển. Đây là loài sinh vật có xương dài nhất thế giới, có thể đạt chiều dài lên đến 17 mét và nặng tới 270 kg. (Ảnh cắt từ clip)
Cá mái chèo có thân màu bạc và đôi khi được gọi là “vua của cá trích” vì có đặc điểm bề ngoài tương tự với loài cá nhỏ này. Tuy nhiên, chúng được đặt tên là cá mái chèo do có phần vây ngực dài giống mái chèo.(Ảnh: adriaticnature)
Trong văn hóa dân gian, cá mái chèo được mệnh danh là "thủy quái" có khả năng dự báo động đất. Mặc dù không có bằng chứng khoa học cụ thể, nhưng có những báo cáo ghi nhận rằng việc cá mái chèo dạt vào bờ có thể liên quan đến việc xảy ra các trận động đất lớn.(Ảnh: The Australian Museum)
Mặc dù có rất nhiều quan niệm và luồng ý kiến khác nhau về việc cá mái chèo có khả năng dự báo động đất, nhưng các ý kiến này vẫn còn tương đối và cần được nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chính thức.(Ảnh: fishesofaustralia)
Dù không có nhiều thông tin về loại cá này do hiếm khi được quan sát, nhưng người ta cho biết thịt của chúng có cảm giác nhão và dính.(Ảnh: Flickr)
Cá mái chèo không gây nguy hiểm cho con người và chỉ ăn các sinh vật phù du nhỏ bé.(Ảnh: Big Fishes)
Chúng không có răng thật và chỉ có các cấu trúc mảnh nhỏ gọi là mang lược để bắt những con mồi nhỏ.(Ảnh: X)
Khác với nhiều loài cá khác, cá mái chèo không có vảy. Thay vào đó, chúng có một lớp áo khoác màu bạc được hình thành từ chất guanin, làm cho bề mặt da của chúng khá mềm và dễ bị tổn thương.(Ảnh: Diver.net)
Mời quý độc giả xem thêm video: Sở thú Trung Quốc gây bão vì nuôi động vật quá "bồng bềnh".