Hình ảnh ấn tượng này cho thấy thiên hà xoắn ốc tên là Messier 106.
Messier 106 nằm cách xa hơn 20 triệu năm ánh sáng trong chòm sao nhỏ phía bắc Canes Venatici. Còn được gọi là M106 hoặc NGC 4258, thiên hà được phát hiện bởi trợ lý quan sát của Charles Messier, Pierre Méchain vào năm 1781.
Tuy nhiên, Messier 106 nổi tiếng vì có một thứ mà thiên hà Milky Way của chúng ta không có đó là nó có hai nhánh xoắn ốc phát sáng dưới tia X, quang học và vô tuyến, các nhà thiên văn học của NASA cho biết.
Những cánh tay xoắn ốc dị thường này không thẳng hàng với mặt phẳng của thiên hà, mà thay vào đó giao nhau với phần trung tâm.
|
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
|
Các quan sát gần đây từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA cho thấy sóng xung kích đang đốt nóng một lượng lớn khí tương đương với khoảng 10 triệu mặt trời.
Những gì đang tạo ra những sóng xung kích? Chúng tôi nghĩ rằng lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Messier 106 đang tạo ra những tia X mạnh mẽ mang các hạt năng lượng cao, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các tia này tấn công vành đĩa của thiên hà và tạo ra sóng xung kích. Những sóng xung kích này lần lượt làm nóng khí - bao gồm chủ yếu là các phân tử hydro đến hàng ngàn độ C.
Các quan sát của Chandra cho thấy những bong bóng khí nóng khổng lồ bên trên và bên dưới mặt phẳng của Messier 106, rồi chúng bị đốt nóng và đẩy ra các khu vực bên ngoài bởi các tia X từ lỗ đen, các nhà khoa học cho biết. Vụ nổ này có ý nghĩa quan trọng đối với số phận của thiên hà này.
Họ ước tính rằng tất cả lượng khí còn lại sẽ bị đẩy ra trong vòng 300 triệu năm tới trừ khi nó được bổ sung bằng cách nào đó.
Vì phần lớn khí trong vành đĩa đã được đẩy ra, nên ít khí có sẵn cho các ngôi sao mới hình thành, họ nói.
Thật vậy, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu của Spitzer để ước tính rằng các ngôi sao đang hình thành ở các khu vực trung tâm của Messier 106, với tốc độ thấp hơn khoảng 10 lần so với Milky Way.
Cũng vì Messier 106 tương đối gần Trái đất, chúng ta có thể nghiên cứu cách lỗ đen này ảnh hưởng đến thiên hà chủ rất chi tiết.
Mời quý vị xem video: Khám phá cực kỳ thú về ngôi sao Mira trong vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực