Được biết đến như "Nữ hoàng linh trưởng", Voọc Chà vá chân nâu là đại diện cho sự đa dạng sinh học và là biểu tượng của sự bảo tồn môi trường.Bán đảo Sơn Trà không chỉ là một khu rừng đa dạng mà còn là nơi chứa đựng một trong những quần thể lớn nhất của voọc Chà vá chân nâu trên thế giới, với hơn 300 cá thể.Loài này sống thành đàn, thường có một con đực trưởng thành làm đầu đàn và các con cái và đực khác biết vị trí của mình trong đàn.Voọc Chà vá chân nâu có bộ lông đặc trưng với 5 màu khác nhau: vàng, nâu hoặc nâu đỏ, cam, xám, đen và trắng. Đặc biệt, chúng có mảng trắng hình tam giác ở phía mông. Con đực và con cái có thể phân biệt bởi túm lông trắng kéo dài ở hai góc nhọn của tam giác ở con đực trưởng thành.Về sinh sản, voọc Chà vá chân nâu giao phối từ tháng 8 đến tháng 12 và mang thai khoảng 165-190 ngày trước khi sinh một con non.Chúng chủ yếu sống trên cây và ăn lá, quả sung, và loài này có thói quen ăn rất sang, chỉ ăn thức ăn trên cây.Tình trạng bảo tồn của voọc Chà vá chân nâu đang đối diện với nguy cơ ngày càng lớn do sự suy giảm diện tích sống và hoạt động săn bắt, buôn bán bất hợp pháp. (Ảnh: TTXVN).IUCN dự kiến sẽ xếp loài này vào mức Cực kỳ nguy cấp để bảo vệ chúng khỏi các mối đe dọa tiềm tàng. (Ảnh: TTXVN)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.
Được biết đến như "Nữ hoàng linh trưởng", Voọc Chà vá chân nâu là đại diện cho sự đa dạng sinh học và là biểu tượng của sự bảo tồn môi trường.
Bán đảo Sơn Trà không chỉ là một khu rừng đa dạng mà còn là nơi chứa đựng một trong những quần thể lớn nhất của voọc Chà vá chân nâu trên thế giới, với hơn 300 cá thể.
Loài này sống thành đàn, thường có một con đực trưởng thành làm đầu đàn và các con cái và đực khác biết vị trí của mình trong đàn.
Voọc Chà vá chân nâu có bộ lông đặc trưng với 5 màu khác nhau: vàng, nâu hoặc nâu đỏ, cam, xám, đen và trắng. Đặc biệt, chúng có mảng trắng hình tam giác ở phía mông. Con đực và con cái có thể phân biệt bởi túm lông trắng kéo dài ở hai góc nhọn của tam giác ở con đực trưởng thành.
Về sinh sản, voọc Chà vá chân nâu giao phối từ tháng 8 đến tháng 12 và mang thai khoảng 165-190 ngày trước khi sinh một con non.
Chúng chủ yếu sống trên cây và ăn lá, quả sung, và loài này có thói quen ăn rất sang, chỉ ăn thức ăn trên cây.
Tình trạng bảo tồn của voọc Chà vá chân nâu đang đối diện với nguy cơ ngày càng lớn do sự suy giảm diện tích sống và hoạt động săn bắt, buôn bán bất hợp pháp. (Ảnh: TTXVN).
IUCN dự kiến sẽ xếp loài này vào mức Cực kỳ nguy cấp để bảo vệ chúng khỏi các mối đe dọa tiềm tàng. (Ảnh: TTXVN)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.