Hai hiện tượng thiên văn kỳ thú cùng xuất hiện vào đêm 12/8 (tức Rằm tháng 7 Âm lịch) là siêu trăng và mưa sao băng lớn nhất năm. Do đó, những người yêu thiên văn háo hức đón chờ 2 sự kiện này.Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng về gần Trái đất và được Mặt trời chiếu sáng toàn bộ. Khi quan sát từ Trái đất, chúng ta sẽ thấy Mặt trăng lớn hơn và sáng hơn bình thường.Lần trăng tròn đêm 12/8 còn được gọi là Trăng Cá Tầm hay siêu Trăng Xanh, siêu Trăng Hạt.Đây là lần siêu trăng thứ 3 và cũng là cuối cùng trong năm 2022. Hai lần siêu trăng trước đó diễn ra vào 14/6 và 13/7.Điều thú vị là hiện tượng siêu trăng thứ 3 trong năm 2022 trùng với đỉnh điểm của mưa sao băng Perseid. Đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm nay.Có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, mưa sao băng Perseids được phát hiện năm 1862. Hiện tượng thiên văn này thường xảy ra vào khoảng ngày 17/7 - 24/8 hàng năm.Mưa sao băng Perseid được đặt tên theo chòm sao Perseus, nơi các vệt sáng của nó dường như lao ra từ chòm sao này và có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở bất cứ nơi nào trên thế giới.Trong năm nay, mưa sao băng Perseids đạt cực đại vào đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 với tần suất cực đại có thể đạt tới 60 - 80 vệt băng/giờ.Thời điểm thích hợp để quan sát mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp là sau nửa đêm. Để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này, mọi người nên chọn địa điểm tối, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.Để chụp ảnh 2 hiện tượng thiên văn kỳ thú trong đêm Rằm tháng 7 Âm lịch, mọi người có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một chân máy ảnh để giữ cho máy ảnh được ổn định và sử dụng kỹ thuật phơi sáng lâu, từ vài giây cho tới 1 phút để hình chụp không bị mờ.Mời độc giả xem video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ. Nguồn: THĐT1.
Hai hiện tượng thiên văn kỳ thú cùng xuất hiện vào đêm 12/8 (tức Rằm tháng 7 Âm lịch) là siêu trăng và mưa sao băng lớn nhất năm. Do đó, những người yêu thiên văn háo hức đón chờ 2 sự kiện này.
Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng về gần Trái đất và được Mặt trời chiếu sáng toàn bộ. Khi quan sát từ Trái đất, chúng ta sẽ thấy Mặt trăng lớn hơn và sáng hơn bình thường.
Lần trăng tròn đêm 12/8 còn được gọi là Trăng Cá Tầm hay siêu Trăng Xanh, siêu Trăng Hạt.
Đây là lần siêu trăng thứ 3 và cũng là cuối cùng trong năm 2022. Hai lần siêu trăng trước đó diễn ra vào 14/6 và 13/7.
Điều thú vị là hiện tượng siêu trăng thứ 3 trong năm 2022 trùng với đỉnh điểm của mưa sao băng Perseid. Đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm nay.
Có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, mưa sao băng Perseids được phát hiện năm 1862. Hiện tượng thiên văn này thường xảy ra vào khoảng ngày 17/7 - 24/8 hàng năm.
Mưa sao băng Perseid được đặt tên theo chòm sao Perseus, nơi các vệt sáng của nó dường như lao ra từ chòm sao này và có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Trong năm nay, mưa sao băng Perseids đạt cực đại vào đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 với tần suất cực đại có thể đạt tới 60 - 80 vệt băng/giờ.
Thời điểm thích hợp để quan sát mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp là sau nửa đêm. Để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này, mọi người nên chọn địa điểm tối, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.
Để chụp ảnh 2 hiện tượng thiên văn kỳ thú trong đêm Rằm tháng 7 Âm lịch, mọi người có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một chân máy ảnh để giữ cho máy ảnh được ổn định và sử dụng kỹ thuật phơi sáng lâu, từ vài giây cho tới 1 phút để hình chụp không bị mờ.
Mời độc giả xem video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ. Nguồn: THĐT1.