Được nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí phát hiện ở Đảo Hòn Khoai (tỉnh Kiên Giang năm 2010), tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) là một loài bò sát đặc hữu cực kỳ quý hiếm của Việt Nam. Ảnh: The Reptile Report OfficialCon đực trưởng thành của loài này có SVL (chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt) ngắn nhất đạt 75,5 mm, con cái trưởng thành có SVL ngắn nhất đạt 72,2 mm. Ảnh: Joel Sartore.Lưng tắc kè đuôi vàng có màu xám xanh đến tím nhạt. Chân, đuôi màu cam. Trên cổ có những đốm vàng dạng lưới và các sọc đen dày. Hai bên sườn có màu cam với 3 - 4 vạch mảnh màu vàng tươi. Ảnh: Animal Ecology in Focus.Về mặt sinh thái, loài bò sát này kiếm ăn đêm, thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực. Chúng đẻ 2 trứng ở các bọng cây, kẽ nứt vách đá vào đầu mùa mưa hằng năm. Ảnh: Pensoft blog.Các cuộc khảo sát cho thấy, tắc kè đuôi vàng có phạm vi phân bố rất nhỏ (chỉ có ở đảo Hòn Khoai), số lượng trưởng thành ước tính khoảng trên 500 cá thể, tương đối ổn định tính đến năm 2018. Ảnh: Petr Nečas.Trong Sách Đỏ IUCN, chúng nằm trong diện loài Nguy cấp. Mối đe dọa chính của loài này là mất môi trường sống do các hoạt động xây dựng và du lịch và đặc biệt là hoạt động săn bắt trái phép. Ảnh: BioLib.Trong một bài viết đăng tải năm 2019 trên trang Australian Geographic, nữ nhà báo Bec Crew đã nêu ra thực trạng đáng lo ngại rằng, kể từ năm 2013, tắc kè đuôi vàng đã được rao bán thường xuyên ở châu Âu. Ảnh: Australian Geographic.Theo bài viết, loài bò sát "hiếm nhất Trái đất" này có thể có giá lên tới 3.000 € (tương đương 80 triệu đồng theo thời giá hiện tại) cho một cặp. Tên gọi quốc tế phổ thông của chúng là tắc kè đá Psychedelic. Ảnh: Petr Nečas.Trong nỗ lực bảo tồn tắc kè đuôi vàng, một dự án nhân giống đã được khởi xướng tại Trạm Hòn Mê trên đảo Hòn Khoai vào năm 2014 với sự hỗ trợ của Vườn thú Cologne của Đức. Ảnh: Petr Nečas.Các thử nghiệm ban đầu chỉ ra rằng tắc kè đuôi vàng là đối tượng rất phù hợp cho dự án nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt và con non đầu tiên đã nở tại trạm vào đầu năm 2015. Ảnh: Phys.org.Vào năm 2021, tắc kè đuôi vàng được công nhận là loài cực kỳ nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB của Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Những đối tượng xâm hại loài này sẽ đối diện với nguy cơ bị truy tố hình sự. Ảnh: World Association of Zoos and Aquariums.Giới bảo tồn quốc tế hi vọng rằng sự thành công của dự án nhân nuôi cùng việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục và thực thi pháp luật chặt chẽ sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho loài bò sát màu tím tuyệt đẹp của Việt Nam. Ảnh: Semantic Scholar.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Được nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí phát hiện ở Đảo Hòn Khoai (tỉnh Kiên Giang năm 2010), tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) là một loài bò sát đặc hữu cực kỳ quý hiếm của Việt Nam. Ảnh: The Reptile Report Official
Con đực trưởng thành của loài này có SVL (chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt) ngắn nhất đạt 75,5 mm, con cái trưởng thành có SVL ngắn nhất đạt 72,2 mm. Ảnh: Joel Sartore.
Lưng tắc kè đuôi vàng có màu xám xanh đến tím nhạt. Chân, đuôi màu cam. Trên cổ có những đốm vàng dạng lưới và các sọc đen dày. Hai bên sườn có màu cam với 3 - 4 vạch mảnh màu vàng tươi. Ảnh: Animal Ecology in Focus.
Về mặt sinh thái, loài bò sát này kiếm ăn đêm, thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực. Chúng đẻ 2 trứng ở các bọng cây, kẽ nứt vách đá vào đầu mùa mưa hằng năm. Ảnh: Pensoft blog.
Các cuộc khảo sát cho thấy, tắc kè đuôi vàng có phạm vi phân bố rất nhỏ (chỉ có ở đảo Hòn Khoai), số lượng trưởng thành ước tính khoảng trên 500 cá thể, tương đối ổn định tính đến năm 2018. Ảnh: Petr Nečas.
Trong Sách Đỏ IUCN, chúng nằm trong diện loài Nguy cấp. Mối đe dọa chính của loài này là mất môi trường sống do các hoạt động xây dựng và du lịch và đặc biệt là hoạt động săn bắt trái phép. Ảnh: BioLib.
Trong một bài viết đăng tải năm 2019 trên trang Australian Geographic, nữ nhà báo Bec Crew đã nêu ra thực trạng đáng lo ngại rằng, kể từ năm 2013, tắc kè đuôi vàng đã được rao bán thường xuyên ở châu Âu. Ảnh: Australian Geographic.
Theo bài viết, loài bò sát "hiếm nhất Trái đất" này có thể có giá lên tới 3.000 € (tương đương 80 triệu đồng theo thời giá hiện tại) cho một cặp. Tên gọi quốc tế phổ thông của chúng là tắc kè đá Psychedelic. Ảnh: Petr Nečas.
Trong nỗ lực bảo tồn tắc kè đuôi vàng, một dự án nhân giống đã được khởi xướng tại Trạm Hòn Mê trên đảo Hòn Khoai vào năm 2014 với sự hỗ trợ của Vườn thú Cologne của Đức. Ảnh: Petr Nečas.
Các thử nghiệm ban đầu chỉ ra rằng tắc kè đuôi vàng là đối tượng rất phù hợp cho dự án nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt và con non đầu tiên đã nở tại trạm vào đầu năm 2015. Ảnh: Phys.org.
Vào năm 2021, tắc kè đuôi vàng được công nhận là loài cực kỳ nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB của Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Những đối tượng xâm hại loài này sẽ đối diện với nguy cơ bị truy tố hình sự. Ảnh: World Association of Zoos and Aquariums.
Giới bảo tồn quốc tế hi vọng rằng sự thành công của dự án nhân nuôi cùng việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục và thực thi pháp luật chặt chẽ sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho loài bò sát màu tím tuyệt đẹp của Việt Nam. Ảnh: Semantic Scholar.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.