Nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện, xác định hơn 700 cá thể tắc kè đuôi vàng ở trên đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau vào năm 2017.Các cá thể tắc kè đuôi vàng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh trưởng và sinh sản tốt trên đảo Hòn Khoai.Theo các chuyên gia, tắc kè đuôi vàng có tên khoa học là Cnemaspis psychedelica. Đây là loài động vật đặc hữu, quý hiếm và có giá trị bảo tồn cao.Đặc biệt, tắc kè đuôi vàng được xem là loài động vật chỉ có ở Việt Nam.Vì vậy, các nhà khoa học đã lập hồ sơ đề xuất đưa loài tắc kè đuôi vàng vào danh mục Sách Đỏ Việt Nam, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đề xuất đưa loài này vào danh mục Công ước CITES - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp và Sách Đỏ Thế giới.Các chuyên gia của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tại Việt Nam đã đưa ra những giải pháp bảo vệ, tìm kiếm nhà tài trợ và xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức thành lập khu bảo tồn loài tắc kè đuôi vàng tại đảo Hòn Khoai.Tắc kè đuôi vàng nổi bật với cơ thể có màu sắc khá bắt mắt khi lưng có màu xám xanh đến đỏ tía nhạt trong khi thân và đuôi có màu cam.Trên cổ của tắc kè đuôi vàng có những đốm vàng dạng lưới và các sọc đen dày. Hai bên sườn của chúng có màu cam với 3 - 4 vạch mảnh màu vàng tươi.Tắc kè đuôi vàng có thói quen ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Phần lớn thời gian trong ngày chúng ở các tảng đá mẹ thuộc rừng thường xanh trên đảo với độ cao từ 5 - 300m so với mặt biển.Thức ăn của tắc kè đuôi vàng chủ yếu gồm những loài côn trùng sống trong khu vực. Chúng thường đẻ 2 trứng ở các bọng cây, kẽ nứt vách đá vào đầu mùa mưa hàng năm.Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
Nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện, xác định hơn 700 cá thể tắc kè đuôi vàng ở trên đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau vào năm 2017.
Các cá thể tắc kè đuôi vàng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh trưởng và sinh sản tốt trên đảo Hòn Khoai.
Theo các chuyên gia, tắc kè đuôi vàng có tên khoa học là Cnemaspis psychedelica. Đây là loài động vật đặc hữu, quý hiếm và có giá trị bảo tồn cao.
Đặc biệt, tắc kè đuôi vàng được xem là loài động vật chỉ có ở Việt Nam.
Vì vậy, các nhà khoa học đã lập hồ sơ đề xuất đưa loài tắc kè đuôi vàng vào danh mục Sách Đỏ Việt Nam, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đề xuất đưa loài này vào danh mục Công ước CITES - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp và Sách Đỏ Thế giới.
Các chuyên gia của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tại Việt Nam đã đưa ra những giải pháp bảo vệ, tìm kiếm nhà tài trợ và xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức thành lập khu bảo tồn loài tắc kè đuôi vàng tại đảo Hòn Khoai.
Tắc kè đuôi vàng nổi bật với cơ thể có màu sắc khá bắt mắt khi lưng có màu xám xanh đến đỏ tía nhạt trong khi thân và đuôi có màu cam.
Trên cổ của tắc kè đuôi vàng có những đốm vàng dạng lưới và các sọc đen dày. Hai bên sườn của chúng có màu cam với 3 - 4 vạch mảnh màu vàng tươi.
Tắc kè đuôi vàng có thói quen ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Phần lớn thời gian trong ngày chúng ở các tảng đá mẹ thuộc rừng thường xanh trên đảo với độ cao từ 5 - 300m so với mặt biển.
Thức ăn của tắc kè đuôi vàng chủ yếu gồm những loài côn trùng sống trong khu vực. Chúng thường đẻ 2 trứng ở các bọng cây, kẽ nứt vách đá vào đầu mùa mưa hàng năm.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.