Qua những hình ảnh mới thu được từ máy ảnh hồng ngoại trung bình (MIRI) của Kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà khoa học NASA đã đo được nhiệt độ của TRAPPIST-1b - "người anh em họ" của Trái Đất. Nó lên tới khoảng -230 độ C.Chưa hết, các nhà khoa học còn nhận thấy "người anh em họ" của Trái Đất có thể là một khối đá trơ trụi đã bị mất đi bầu khí quyển.TRAPPIST-1b cùng 6 hành tinh khác cùng thuộc hệ TRAPPIST-1 cách chúng ta 378 nghìn tỉ năm ánh sáng.Trappist-1 là một ngôi sao lùn đỏ thuộc chòm sao Bảo Bình, cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng.Ngôi sao này có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc đỏ hơn Mặt Trời của chúng ta rất nhiều, nhưng kích cỡ chỉ bằng 8% Mặt Trời.Nhờ vậy, nước sẽ có khả năng tồn tại trên các hành tinh với quỹ đạo rất gần với nó.Khi hệ thống hành tinh Trappist-1 được phát hiện vào năm 2017, giới thiên văn học đã rất phấn khích trước viễn cảnh rằng một vài hành tinh trong số 7 hành tinh đá tại đây - có kích thước và khối lượng gần tương tự Trái Đất - là nơi có thể sinh sống được.Các hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ cực lạnh của hệ thống này ở cự ly gần hơn nhiều so với các hành tinh đá trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, ngôi sao của Trappist-1 tỏa ra ít năng lượng hơn nhiều so với Mặt Trời của chúng ta.Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của Pháp (CEA) cho biết nhiệt không được điều phối lại trên khắp hệ thống hành tinh Trappist-1 - một vai trò thường do bầu khí quyển thực hiện.Do đó, các nhà khoa học kết luận rằng Trappist-1b "có rất ít hoặc không có bầu khí quyển".Theo bà Ducrot, vẫn cần phân tích thêm các bước sóng khác nữa để xác nhận kết quả này. Tuy nhiên, bà chắc chắn rằng bầu khí quyển không chứa CO2, bởi vì điều đó sẽ hấp thụ một phần ánh sáng.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.
Qua những hình ảnh mới thu được từ máy ảnh hồng ngoại trung bình (MIRI) của Kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà khoa học NASA đã đo được nhiệt độ của TRAPPIST-1b - "người anh em họ" của Trái Đất. Nó lên tới khoảng -230 độ C.
Chưa hết, các nhà khoa học còn nhận thấy "người anh em họ" của Trái Đất có thể là một khối đá trơ trụi đã bị mất đi bầu khí quyển.
TRAPPIST-1b cùng 6 hành tinh khác cùng thuộc hệ TRAPPIST-1 cách chúng ta 378 nghìn tỉ năm ánh sáng.
Trappist-1 là một ngôi sao lùn đỏ thuộc chòm sao Bảo Bình, cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng.
Ngôi sao này có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc đỏ hơn Mặt Trời của chúng ta rất nhiều, nhưng kích cỡ chỉ bằng 8% Mặt Trời.
Nhờ vậy, nước sẽ có khả năng tồn tại trên các hành tinh với quỹ đạo rất gần với nó.
Khi hệ thống hành tinh Trappist-1 được phát hiện vào năm 2017, giới thiên văn học đã rất phấn khích trước viễn cảnh rằng một vài hành tinh trong số 7 hành tinh đá tại đây - có kích thước và khối lượng gần tương tự Trái Đất - là nơi có thể sinh sống được.
Các hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ cực lạnh của hệ thống này ở cự ly gần hơn nhiều so với các hành tinh đá trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, ngôi sao của Trappist-1 tỏa ra ít năng lượng hơn nhiều so với Mặt Trời của chúng ta.
Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của Pháp (CEA) cho biết nhiệt không được điều phối lại trên khắp hệ thống hành tinh Trappist-1 - một vai trò thường do bầu khí quyển thực hiện.
Do đó, các nhà khoa học kết luận rằng Trappist-1b "có rất ít hoặc không có bầu khí quyển".
Theo bà Ducrot, vẫn cần phân tích thêm các bước sóng khác nữa để xác nhận kết quả này. Tuy nhiên, bà chắc chắn rằng bầu khí quyển không chứa CO2, bởi vì điều đó sẽ hấp thụ một phần ánh sáng.