Khái niệm “ động cơ warp” bước ra từ khoa học viễn tưởng, xuất hiện nhiều nhất trong vũ trụ phim Star Trek. Bằng việc cho vật chất và phản vật chất va chạm rồi tạo ra năng lượng bùng nổ lớn tạo thành lực đẩy, động cơ warp có khả năng đẩy tàu du hành nhanh hơn tốc độ ánh sáng.Các nhà khoa học mong muốn phá vỡ được giới hạn trên của tốc độ suốt nhiều thế kỷ. Lý do đơn giản bởi vì nếu không có động cơ warp hay những công nghệ tương tự, ta sẽ chẳng bao giờ chạm tới những ngôi sao lân cận. Ngay cả khi di chuyển với tốc độ ánh sáng, chuyến hành trình cũng sẽ mất hơn 4 năm.Năm 1994, nhà vật lý Miguel Alcubierre đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm về một động cơ bẻ cong được không gian. Từ thời điểm đó, ta sử dụng cái tên “động cơ Alcubierre” để chỉ thứ công nghệ chưa thể tồn tại.Động cơ Alcubierre cho phép di chuyển với tốc độ ánh sáng, vẫn tương thích với thuyết tương đối rộng của Einstein.“Bằng việc mở rộng không thời gian nằm ở phía sau tàu du hành và co không thời gian ở trước tàu, việc một người đứng từ bên ngoài khu vực nhiễu động không thời gian có thể quan sát được chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng là hoàn toàn khả thi”, Miguel Alcubierre nói trong báo cáo khoa học của mình.Nói dễ hiểu hơn, động cơ Alcubierre sử dụng một lượng năng lượng khổng lồ - có thể còn nhiều hơn tổng số năng lượng đang tồn tại trong vũ trụ - để co và xoắn không thời gian quanh tàu vũ trụ để tạo ra một quả bong bóng, biệt lập với không gian xung quanh.Nằm trong bong bóng này, người du hành sẽ không cảm nhận được việc mình đang di chuyển.Ta có thể lấy ví dụ, tấm nền không thời gian là tấm khăn trải bàn, bát đũa đặt trên chính là con tàu du hành, và động cơ Alcubierre sẽ thực hiện hành động kéo khăn trải bàn mà không làm bát đũa rơi xuống đất.Sử dụng một lượng năng lượng lớn và một vật chất vẫn chỉ tồn tại trong tưởng tượng - năng lượng âm, động cơ Alcubierre vừa co vừa giãn không thời gian để đưa con tàu di chuyển. NASA đã tốn nhiều thập kỷ cố gắng nghiên cứu chế tạo động cơ warp nhưng không thành.Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Tiên tiến (APL) vừa xuất bản và đã được hội đồng khoa học kiểm duyệt mở ra tia sáng hy vọng mới. Nhóm nghiên cứu của APL công bố mô hình động cơ warp đầu tiên, và điểm đặc biệt là nó không dùng tới năng lượng âm.Ở những mô hình cũ, động cơ warp sử dụng năng lượng âm - là loại vật chất không (hay ít nhất là chưa) tồn tại cũng như không thể tổng hợp được với hiểu biết vật lý đương đại. Trong mô hình mới, các nhà nghiên cứu sử dụng cả một bong bóng không thời gian để di chuyển chứ không dùng một con tàu gắn động cơ warp nữa.Mô hình động cơ mới hoạt động dựa trên khả năng linh hoạt của bong bóng không thời gian, chúng có thể vận hành theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí, nhóm nghiên cứu tại APL còn nói rằng đây không phải cách bẻ cong không gian duy nhất. Việc có thể chế tạo (trên lý thuyết) được một động cơ phù hợp với các khái niệm, các học thuyết vật lý hiện ta đang biết đã là một bước nhảy vọt lớn.
Khái niệm “ động cơ warp” bước ra từ khoa học viễn tưởng, xuất hiện nhiều nhất trong vũ trụ phim Star Trek. Bằng việc cho vật chất và phản vật chất va chạm rồi tạo ra năng lượng bùng nổ lớn tạo thành lực đẩy, động cơ warp có khả năng đẩy tàu du hành nhanh hơn tốc độ ánh sáng.
Các nhà khoa học mong muốn phá vỡ được giới hạn trên của tốc độ suốt nhiều thế kỷ. Lý do đơn giản bởi vì nếu không có động cơ warp hay những công nghệ tương tự, ta sẽ chẳng bao giờ chạm tới những ngôi sao lân cận. Ngay cả khi di chuyển với tốc độ ánh sáng, chuyến hành trình cũng sẽ mất hơn 4 năm.
Năm 1994, nhà vật lý Miguel Alcubierre đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm về một động cơ bẻ cong được không gian. Từ thời điểm đó, ta sử dụng cái tên “động cơ Alcubierre” để chỉ thứ công nghệ chưa thể tồn tại.
Động cơ Alcubierre cho phép di chuyển với tốc độ ánh sáng, vẫn tương thích với thuyết tương đối rộng của Einstein.
“Bằng việc mở rộng không thời gian nằm ở phía sau tàu du hành và co không thời gian ở trước tàu, việc một người đứng từ bên ngoài khu vực nhiễu động không thời gian có thể quan sát được chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng là hoàn toàn khả thi”, Miguel Alcubierre nói trong báo cáo khoa học của mình.
Nói dễ hiểu hơn, động cơ Alcubierre sử dụng một lượng năng lượng khổng lồ - có thể còn nhiều hơn tổng số năng lượng đang tồn tại trong vũ trụ - để co và xoắn không thời gian quanh tàu vũ trụ để tạo ra một quả bong bóng, biệt lập với không gian xung quanh.
Nằm trong bong bóng này, người du hành sẽ không cảm nhận được việc mình đang di chuyển.
Ta có thể lấy ví dụ, tấm nền không thời gian là tấm khăn trải bàn, bát đũa đặt trên chính là con tàu du hành, và động cơ Alcubierre sẽ thực hiện hành động kéo khăn trải bàn mà không làm bát đũa rơi xuống đất.
Sử dụng một lượng năng lượng lớn và một vật chất vẫn chỉ tồn tại trong tưởng tượng - năng lượng âm, động cơ Alcubierre vừa co vừa giãn không thời gian để đưa con tàu di chuyển. NASA đã tốn nhiều thập kỷ cố gắng nghiên cứu chế tạo động cơ warp nhưng không thành.
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Tiên tiến (APL) vừa xuất bản và đã được hội đồng khoa học kiểm duyệt mở ra tia sáng hy vọng mới. Nhóm nghiên cứu của APL công bố mô hình động cơ warp đầu tiên, và điểm đặc biệt là nó không dùng tới năng lượng âm.
Ở những mô hình cũ, động cơ warp sử dụng năng lượng âm - là loại vật chất không (hay ít nhất là chưa) tồn tại cũng như không thể tổng hợp được với hiểu biết vật lý đương đại. Trong mô hình mới, các nhà nghiên cứu sử dụng cả một bong bóng không thời gian để di chuyển chứ không dùng một con tàu gắn động cơ warp nữa.
Mô hình động cơ mới hoạt động dựa trên khả năng linh hoạt của bong bóng không thời gian, chúng có thể vận hành theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí, nhóm nghiên cứu tại APL còn nói rằng đây không phải cách bẻ cong không gian duy nhất. Việc có thể chế tạo (trên lý thuyết) được một động cơ phù hợp với các khái niệm, các học thuyết vật lý hiện ta đang biết đã là một bước nhảy vọt lớn.