Gà lôi lam mào trắng- Lophura edwardsi là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam, phân bố tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.Gà lôi lam mào trắng được đánh giá là tuyệt đẹp với màu lông xanh tím, có ánh thép; mào lông trắng ở con trống và mào màu nâu gụ ở con mái. Chân đỏ tía, da mặt đỏ thắm và mỏ đen sừng.Cặp gà lôi lam được một nhà tự nhiên người Pháp phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924, tại vùng rừng phía Tây huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, sau đó không bắt gặp thêm một con gà lôi lam nào khác.Năm 1929, các nhà bảo tồn khoa học thế giới đã công bố loài gà lôi lam mào trắng bị tuyệt chủng. Đến năm 1986, kiểm lâm phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền một cặp gà lôi lam mào trắng và chuyển giao cho vườn thú Hà Nội nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt.Tuy nhiên, do nhiều năm sau không được phát hiện nên trong nhiều hội thảo tổ chức vào năm 1994- 1995, các chuyên gia về chim cho rằng gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam gần như bị tuyệt chủng.Điều may mắn, là sau khi phát hiện, các nhà điểu học người Pháp đã mang trứng và gà lôi lam mào trắng về Pháp. Quần thể xa xứ này phát triển tốt, và hiện hơn 1.000 con đang được nuôi tại các vườn thú.Gà lôi lam mào trắng chính thức trở lại quê hương Việt Nam vào năm 1994, khi Hội Trĩ thế giới (W.P.A) tặng Vườn thú Hà Nội bốn đôi. Kể từ đây, từ khách tham quan lẫn các nhà chuyên môn Việt Nam mới biết đến mẫu sống của loài này.Các nhà khoa học rất tích cực chăm sóc, nhân nuôi gà lam đuôi trắng trong điều kiện nuôi nhốt hoặc bán tự nhiên, đồng thời vẫn nỗ lực tìm kiếm loài này trong môi trường tự nhiên.Từ 1996 - 2000, tại Hướng Hóa (Quảng Trị), Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), Nam Giang (Quảng Nam) xuất hiện nhiều thông tin về sự xuất hiện của loài gà lạ, có người đánh bẫy được khi chúng bay liệng trong rừng.Tin vui, năm 2014, tại vùng rừng đặc dụng Bắc Hải Vân, lực lượng kiểm lâm Thừa Thiên - Huế đã thu giữ từ một người đi rừng một con gà lôi lam mào trắng. Điều này tăng hi vọng loài này còn tồn tại trong tự nhiên.Cùng với đó, nhiều biện pháp cũng được tổ chức như: Tăng cường bảo vệ và quản lý sinh cảnh cho gà lôi lam mào trắng; Tập trung nhân nuôi bảo tồn gà lôi lam mào trắng theo các bước từ nuôi nhốt đến nuôi bán hoang dã và cuối cùng là thả chúng về môi trường tự nhiên...Các chương trình này sẽ được thực hiện đồng bộ để đạt được mục tiêu bảo tồn bền vững quần thể gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên vào năm 2030.Mời độc giả xem video:Hiện tượng mất tiền qua dịch vụ ví điện tử MoMo. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Gà lôi lam mào trắng- Lophura edwardsi là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam, phân bố tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Gà lôi lam mào trắng được đánh giá là tuyệt đẹp với màu lông xanh tím, có ánh thép; mào lông trắng ở con trống và mào màu nâu gụ ở con mái. Chân đỏ tía, da mặt đỏ thắm và mỏ đen sừng.
Cặp gà lôi lam được một nhà tự nhiên người Pháp phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924, tại vùng rừng phía Tây huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, sau đó không bắt gặp thêm một con gà lôi lam nào khác.
Năm 1929, các nhà bảo tồn khoa học thế giới đã công bố loài gà lôi lam mào trắng bị tuyệt chủng. Đến năm 1986, kiểm lâm phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền một cặp gà lôi lam mào trắng và chuyển giao cho vườn thú Hà Nội nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt.
Tuy nhiên, do nhiều năm sau không được phát hiện nên trong nhiều hội thảo tổ chức vào năm 1994- 1995, các chuyên gia về chim cho rằng gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam gần như bị tuyệt chủng.
Điều may mắn, là sau khi phát hiện, các nhà điểu học người Pháp đã mang trứng và gà lôi lam mào trắng về Pháp. Quần thể xa xứ này phát triển tốt, và hiện hơn 1.000 con đang được nuôi tại các vườn thú.
Gà lôi lam mào trắng chính thức trở lại quê hương Việt Nam vào năm 1994, khi Hội Trĩ thế giới (W.P.A) tặng Vườn thú Hà Nội bốn đôi. Kể từ đây, từ khách tham quan lẫn các nhà chuyên môn Việt Nam mới biết đến mẫu sống của loài này.
Các nhà khoa học rất tích cực chăm sóc, nhân nuôi gà lam đuôi trắng trong điều kiện nuôi nhốt hoặc bán tự nhiên, đồng thời vẫn nỗ lực tìm kiếm loài này trong môi trường tự nhiên.
Từ 1996 - 2000, tại Hướng Hóa (Quảng Trị), Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), Nam Giang (Quảng Nam) xuất hiện nhiều thông tin về sự xuất hiện của loài gà lạ, có người đánh bẫy được khi chúng bay liệng trong rừng.
Tin vui, năm 2014, tại vùng rừng đặc dụng Bắc Hải Vân, lực lượng kiểm lâm Thừa Thiên - Huế đã thu giữ từ một người đi rừng một con gà lôi lam mào trắng. Điều này tăng hi vọng loài này còn tồn tại trong tự nhiên.
Cùng với đó, nhiều biện pháp cũng được tổ chức như: Tăng cường bảo vệ và quản lý sinh cảnh cho gà lôi lam mào trắng; Tập trung nhân nuôi bảo tồn gà lôi lam mào trắng theo các bước từ nuôi nhốt đến nuôi bán hoang dã và cuối cùng là thả chúng về môi trường tự nhiên...
Các chương trình này sẽ được thực hiện đồng bộ để đạt được mục tiêu bảo tồn bền vững quần thể gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên vào năm 2030.
Mời độc giả xem video:Hiện tượng mất tiền qua dịch vụ ví điện tử MoMo. Nguồn: Tin Tức VTV24.