El Nino chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm/ lần.Do bị hiện tượng El Nino tác động, khiến nền nhiệt hai tháng mùa Đông – tháng 11 và tháng 12-2018 của miền Bắc cao hơn mọi năm 1-2 độ, ở Hà Nội nhiệt độ trung bình tháng 12 nhiều năm trước đó chỉ 18 độ, nhưng năm 2018 xấp xỉ 20 độViệc thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông xuân trước đó ấm hơn mọi năm, cuối tháng 4 trời nắng gắt, đầu tháng 5 trời se lạnh như mùa thu, nên kích thích hoa sữa Hà Nội nở sớm hơn bình thườngTrong khi thời gian ra hoa của loài cây này là vào mùa thu, cuối tháng 7, đầu tháng 8, kéo dài đến hết tháng 11Theo Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội – đơn vị quản lý cây xanh ở Thủ đô, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 6.000 cây hoa sữa, được trồng nhiều ở Nguyễn Du, Quán Thánh, Nguyễn Chí Thanh, Đào Tấn, Trung Hòa…Đến thời điểm hiện tại, ước tính số cây hoa sữa đã nở là khoảng 25 - 30%Việc hoa sữa nở sớm vào mùa hè, dẫn đến lượng hoa sữa còn lại nở vào mùa thu sẽ ít, vì hoa sữa chỉ nở một lần trong nămHoa sữa còn có tên gọi khác là mò cua, là một loài thực vật nhiệt đới. Cây hoa sữa thuộc loại gỗ nhỡ, có thể cao tới 50mThân cây hoa sữa thẳng, tròn, gốc có thể có khía nâu, vỏ nứt nẻ dọc mùn. Lá đơn nguyên mọc chụm đầu cành từ 3-10 lá, phiến lá hình trứng ngược, dài 10-25 cm, rộng 4-7 cmHoa tự tán, bông hoa nhỏ, màu trắng đến vàng nhạt, mùi thơm giống hoa dạ lý hương. Phật giáo tiểu thừa xem cây hoa sữa như là một loài cây của sự giác ngộTrong văn hóa Việt Nam, hình ảnh hoa sữa được nhiều nhạc sĩ sử dụng đưa vào âm nhạc: Hoa sữa (do nhạc sĩ Hồng Đăng sáng tác), Nhớ về Hà Nội (do nhạc sĩ Hoàng Hiệp), Nồng nàn Hà Nội (do nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường sáng tác),… Cách đây nhiều năm hoa sữa được trồng nhiều ở Hà Nội là do loài cây này phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cho bóng mát quanh năm, nhưng nếu trồng với mật độ dày thì hương của nó rất nồng, gây khó chịu, dị ứng đối với nhiều người
El Nino chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm/ lần.
Do bị hiện tượng El Nino tác động, khiến nền nhiệt hai tháng mùa Đông – tháng 11 và tháng 12-2018 của miền Bắc cao hơn mọi năm 1-2 độ, ở Hà Nội nhiệt độ trung bình tháng 12 nhiều năm trước đó chỉ 18 độ, nhưng năm 2018 xấp xỉ 20 độ
Việc thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông xuân trước đó ấm hơn mọi năm, cuối tháng 4 trời nắng gắt, đầu tháng 5 trời se lạnh như mùa thu, nên kích thích hoa sữa Hà Nội nở sớm hơn bình thường
Trong khi thời gian ra hoa của loài cây này là vào mùa thu, cuối tháng 7, đầu tháng 8, kéo dài đến hết tháng 11
Theo Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội – đơn vị quản lý cây xanh ở Thủ đô, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 6.000 cây hoa sữa, được trồng nhiều ở Nguyễn Du, Quán Thánh, Nguyễn Chí Thanh, Đào Tấn, Trung Hòa…
Đến thời điểm hiện tại, ước tính số cây hoa sữa đã nở là khoảng 25 - 30%
Việc hoa sữa nở sớm vào mùa hè, dẫn đến lượng hoa sữa còn lại nở vào mùa thu sẽ ít, vì hoa sữa chỉ nở một lần trong năm
Hoa sữa còn có tên gọi khác là mò cua, là một loài thực vật nhiệt đới. Cây hoa sữa thuộc loại gỗ nhỡ, có thể cao tới 50m
Thân cây hoa sữa thẳng, tròn, gốc có thể có khía nâu, vỏ nứt nẻ dọc mùn. Lá đơn nguyên mọc chụm đầu cành từ 3-10 lá, phiến lá hình trứng ngược, dài 10-25 cm, rộng 4-7 cm
Hoa tự tán, bông hoa nhỏ, màu trắng đến vàng nhạt, mùi thơm giống hoa dạ lý hương. Phật giáo tiểu thừa xem cây hoa sữa như là một loài cây của sự giác ngộ
Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh hoa sữa được nhiều nhạc sĩ sử dụng đưa vào âm nhạc: Hoa sữa (do nhạc sĩ Hồng Đăng sáng tác), Nhớ về Hà Nội (do nhạc sĩ Hoàng Hiệp), Nồng nàn Hà Nội (do nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường sáng tác),… Cách đây nhiều năm hoa sữa được trồng nhiều ở Hà Nội là do loài cây này phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cho bóng mát quanh năm, nhưng nếu trồng với mật độ dày thì hương của nó rất nồng, gây khó chịu, dị ứng đối với nhiều người