Loài vật ngỡ tuyệt chủng 11 triệu năm trước xuất hiện ở Việt Nam

Google News

Loài vật quý hiếm này là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm, bất ngờ xuất hiện ở rừng Trường Sơn.

Các nhà khoa học đã thực hiện cuộc điều tra đa dạng sinh học thú nhỏ ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) và công bố loài chuột phát hiện tại khu vực rừng Trường Sơn ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa - chính là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae đã bị xem là tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm trước. Phát hiện này đã bổ sung cho danh mục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae).
Trước đó, năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài thú lạ ở khu bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào có hình dạng loài chuột và đặt tên là chuột đá Lào Laonastes aenigmamus.
Loai vat ngo tuyet chung 11 trieu nam truoc xuat hien o Viet Nam
Các nhà khoa học đã so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomydae và đi đến kết luận chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Tiếp đó vào cuối năm 2011, trong khi thực hiện điều tra đa dạng sinh học thú nhỏ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), các nhà khoa học tiếp tục thu được 4 mẫu vật của một loài thú lạ ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Phân tích so sánh các đặc điểm hình thái ngoài, các số đo kích thước cơ thể và đặc điểm hình thái sọ của các mẫu vật này, các nhà khoa học xác định loài chuột phát hiện tại xã Thượng Hóa chính là loài chuột đá Lào Laonastes aenigmamus.
Loai vat ngo tuyet chung 11 trieu nam truoc xuat hien o Viet Nam-Hinh-2 
Phát hiện này đã bổ sung cho Danh mục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae). Loài chuột phát hiện tại xã Thượng Hóa sau đó được đặt tên là "Chuột Trường Sơn" bởi loài này chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn.
Ban đầu, các mẫu vật của loài chuột đá Lào được các nhà khoa học phát hiện khi người dân bày bán tại chợ thuộc huyện Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn. Loài chuột này người dân địa phương gọi tên là "Kha nượu".
Điều thú vị là loài chuột đá Lào được xem là một hiện tượng "hiệu ứng hồi sinh" (lazarus effect) của họ Diatomyidae. Hiệu ứng hồi sinh là một hiện tượng liên quan đến các phát hiện hóa thạch sinh vật, nói về sự tái xuất hiện của một bậc phân loại sau một thời gian dài hàng triệu năm không có ghi nhận và được xem là đã bị tuyệt chủng. Việc phát hiện ra loài chuột đá Lào đại diện sống của họ Diatomyidae được cho là tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm là một ví dụ điển hình về hiệu ứng hồi sinh rất hiếm gặp ở các loài thú.
Chuột đá Lào có tên khoa học là Laonastes aenigmamus. Chúng có một chiếc đầu khá lớn cùng chiếc đuôi rậm lông đặc trưng. Một chú chuột đá Lào dài khoảng 26 cm (tính cả chiều dài đuôi), nặng khoảng 400g.
Chúng thường sống trên các mỏm núi đá thuộc tỉnh Khammouan (Lào) và thỉnh thoảng ở một số vùng thuộc Việt Nam. Thức ăn yêu thích của chúng là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi, chúng cũng đổi món sang côn trùng.

Chuột đá Lào có tên khoa học là Laonastes aenigmamus. Chúng có một chiếc đầu khá lớn cùng chiếc đuôi rậm lông đặc trưng. Một chú chuột đá Lào dài khoảng 26 cm (tính cả chiều dài đuôi), nặng khoảng 400g. Chúng thường sống trên các mỏm núi đá thuộc tỉnh Khammouan (Lào) và thỉnh thoảng ở một số vùng thuộc Việt Nam. Thức ăn yêu thích của chúng là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi, chúng cũng đổi món sang côn trùng.

Theo Người đưa tin

>> xem thêm

Bình luận(0)