Nhà thực vật học Kenneth Wurdack đã quan sát thấy điểm bất thường trên các bông hoa của loài cỏ mắt vàng. Không giống như các bông hoa điển hình của loài này, chúng có màu vàng cam hơn, kết thành từng chùm chặt chẽ.Sau khi nghiên cứu thêm các tài liệu, Wurdack nhận ra rằng những bông hoa màu cam này không phải là hoa. Thay vào đó, chúng là sản phẩm "bắt chước" mà một loại nấm có tên Fusarium xyrophilum tạo ra. Fusarium xyrophilum lây nhiễm toàn bộ cây, ngăn loại cỏ này nở hoa. Sau đó chúng phát triển hoa giả từ các mô nấm.Những bông hoa giả có kích thước và hình dạng tương tự như hoa thật có tác dụng phản xạ tia cực tím để thu hút các loài tới thụ phấn, đặc biệt là ong. Mánh khóe này hiệu quả tới mức nhiều con ong và các loài thụ phấn khác tới thăm chúng, mong đợi được thưởng mật hoa và phấn hoa.Trên thế giới cũng xuất hiện nhiều loại nấm vô cùng kỳ lạ. Nấm Podostroma Cornu-damae có hình dáng giống bàn tay người màu đỏ.Độc tố chính trong loại nấm này là trichothecene mycotoxin, hợp chất gây ra những triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến tử vong sau vài ngày.Chất độc ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng chủ yếu là gan, thận, não, làm suy giảm tế bào máu, khiến nạn nhân bị lột da mặt, rụng tóc giống như bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bệnh bạch cầu.Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích.Với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong.Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.Nấm não người có màu vàng sáp hay nâu, mũ nấm có nhiều nếp nhăn giống như bộ não,Nấm não người có thể đạt chiều cao 10cm và rộng 15cm. Nếu được chế biến đúng cách, nấm não không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe. Nhưng nếu ăn nấm não chưa qua chế biến có thể gây chết người.Chất độc của nấm não tác động đến gan, hệ thần kinh trung ương và có thể là đến thận.
Nhà thực vật học Kenneth Wurdack đã quan sát thấy điểm bất thường trên các bông hoa của loài cỏ mắt vàng. Không giống như các bông hoa điển hình của loài này, chúng có màu vàng cam hơn, kết thành từng chùm chặt chẽ.
Sau khi nghiên cứu thêm các tài liệu, Wurdack nhận ra rằng những bông hoa màu cam này không phải là hoa. Thay vào đó, chúng là sản phẩm "bắt chước" mà một loại nấm có tên Fusarium xyrophilum tạo ra. Fusarium xyrophilum lây nhiễm toàn bộ cây, ngăn loại cỏ này nở hoa. Sau đó chúng phát triển hoa giả từ các mô nấm.
Những bông hoa giả có kích thước và hình dạng tương tự như hoa thật có tác dụng phản xạ tia cực tím để thu hút các loài tới thụ phấn, đặc biệt là ong. Mánh khóe này hiệu quả tới mức nhiều con ong và các loài thụ phấn khác tới thăm chúng, mong đợi được thưởng mật hoa và phấn hoa.
Trên thế giới cũng xuất hiện nhiều loại nấm vô cùng kỳ lạ. Nấm Podostroma Cornu-damae có hình dáng giống bàn tay người màu đỏ.
Độc tố chính trong loại nấm này là trichothecene mycotoxin, hợp chất gây ra những triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến tử vong sau vài ngày.
Chất độc ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng chủ yếu là gan, thận, não, làm suy giảm tế bào máu, khiến nạn nhân bị lột da mặt, rụng tóc giống như bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bệnh bạch cầu.
Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích.
Với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong.
Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.
Nấm não người có màu vàng sáp hay nâu, mũ nấm có nhiều nếp nhăn giống như bộ não,
Nấm não người có thể đạt chiều cao 10cm và rộng 15cm. Nếu được chế biến đúng cách, nấm não không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe. Nhưng nếu ăn nấm não chưa qua chế biến có thể gây chết người.
Chất độc của nấm não tác động đến gan, hệ thần kinh trung ương và có thể là đến thận.