Hổ Bengal nằm trong số gần 500.000 loài trên cạn mà sự tồn tại của chúng hiện đang bị đặt dấu chấm hỏi, vì các mối đe dọa đối với môi trường sống tự nhiên của chúng, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc.Sundarbans, vùng đất đầm lầy rộng lớn ở Bangladesh có rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và hệ sinh thái phong phú hỗ trợ hàng trăm loài động vật, bao gồm cả hổ Bengal nhưng phần lớn chúng đang bị đe dọa.Các nhà nghiên cứu Úc và Bangladesh cho biết, 70% diện tích đất đang gần với mực nước biển (do nước biển dâng cao dần) và đang có những thay đổi nghiêm trọng diễn ra trong khu vực này. Những thay đổi do hành tinh nóng lên tạo ra sẽ "đủ để tiêu diệt" khoảng vài trăm con hổ Bengal còn lại ở khu vực.Nghiên cứu của 10 chuyên gia bảo tồn về vấn đề này đồng kết luận: “Đến năm 2070, sẽ không còn môi trường sống thích hợp cho quần thể hổ Bengal ở Sundarbans, Bangladesh”.Một nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu đã gây hại cho gần một nửa số loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các yếu tố khác liên quan đến biến đổi khí hậu gây tổn hại nhiều hơn đến Hổ Bengal vùng Sundarbans, một trong những quần thể hổ hoang dã lớn nhất còn lại trên thế giới.Tại Sundarbans Bangladesh, sự gia tăng đột biến của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thảm thực vật thay đổi sẽ làm giảm dân số hổ Bengal nhiều hơn nữa, nghiên cứu mới cho thấy.Tiến sĩ Mukul về quản lý môi trường tại Đại học Bangladesh ở Dhaka, cho biết: “Rất nhiều điều có thể xảy ra. Tình hình có thể còn tồi tệ hơn nếu có một cơn lốc xoáy hoặc nếu có một số dịch bệnh bùng phát trong khu vực đó, hoặc nếu thiếu lương thực tại vùng".
Hổ Bengal nằm trong số gần 500.000 loài trên cạn mà sự tồn tại của chúng hiện đang bị đặt dấu chấm hỏi, vì các mối đe dọa đối với môi trường sống tự nhiên của chúng, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Sundarbans, vùng đất đầm lầy rộng lớn ở Bangladesh có rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và hệ sinh thái phong phú hỗ trợ hàng trăm loài động vật, bao gồm cả hổ Bengal nhưng phần lớn chúng đang bị đe dọa.
Các nhà nghiên cứu Úc và Bangladesh cho biết, 70% diện tích đất đang gần với mực nước biển (do nước biển dâng cao dần) và đang có những thay đổi nghiêm trọng diễn ra trong khu vực này. Những thay đổi do hành tinh nóng lên tạo ra sẽ "đủ để tiêu diệt" khoảng vài trăm con hổ Bengal còn lại ở khu vực.
Nghiên cứu của 10 chuyên gia bảo tồn về vấn đề này đồng kết luận: “Đến năm 2070, sẽ không còn môi trường sống thích hợp cho quần thể hổ Bengal ở Sundarbans, Bangladesh”.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu đã gây hại cho gần một nửa số loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các yếu tố khác liên quan đến biến đổi khí hậu gây tổn hại nhiều hơn đến Hổ Bengal vùng Sundarbans, một trong những quần thể hổ hoang dã lớn nhất còn lại trên thế giới.
Tại Sundarbans Bangladesh, sự gia tăng đột biến của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thảm thực vật thay đổi sẽ làm giảm dân số hổ Bengal nhiều hơn nữa, nghiên cứu mới cho thấy.
Tiến sĩ Mukul về quản lý môi trường tại Đại học Bangladesh ở Dhaka, cho biết: “Rất nhiều điều có thể xảy ra. Tình hình có thể còn tồi tệ hơn nếu có một cơn lốc xoáy hoặc nếu có một số dịch bệnh bùng phát trong khu vực đó, hoặc nếu thiếu lương thực tại vùng".