Theo đó, một thanh niên tên là River Rosenquist (26 tuổi) làm việc cho dịch vụ vệ sinh bên ngoài vườn thú Naples ở Florida bị thương nặng sau khi một con hổ Malayan 8 tuổi tên là Eko cắn tay anh ta.“Thông tin sơ bộ chỉ ra rằng thanh niên đang vuốt ve hoặc cho con vật ăn, nhưng đây là là những hoạt động trái phép và nguy hiểm tại khu vực cấm của vườn thú”, văn phòng cảnh sát trưởng hạt Collier cho biết trong một bài đăng trên Facebook.Thực ra, xét về quyền hạn thì thanh niên này làm dịch vụ dọn dẹp vệ sinh của bên thứ ba, chỉ chịu trách nhiệm dọn dẹp phòng vệ sinh và cửa hàng quà tặng thuộc sở thú, không phải tại chuồng thú.Các báo cáo điều tra ban đầu chỉ ra rằng, anh ta vượt hàng rào bảo vệ, tiến gần tới chuồng hổ, thò tay vào trong. Lúc này, chú hổ Eko nghe thấy tiếng động, như phản xạ tự nhiên nó lao ra tấn công "kẻ thù". Chú hổ đã ngoạm chặt bàn tay của River khiến anh ta đau đớn, vừa cố giằng co với con vật vừa la hét thất thanh cầu cứu. Ngay sau đó, cảnh sát được gọi tới hiện trường để giúp đỡ River. Theo đoạn clip được cảnh sát địa phương công bố, River đau đớn la hét ở một bên hàng rào, phía bên kia là con hổ đang hung hăng, ngoặm chặt bàn tay anh ta.Một sĩ quan đã cố gắng xua đuổi nó nhưng bất thành. Cuối cùng, cảnh sát buộc nổ súng bắt chết con hổ để giữ bàn tay cho nạn nhân. Sau khi xử lý chú hổ, cảnh sát đã đưa River đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tay bị thương nghiêm trọng.Việc giết chết Eko đã gây ra sự phẫn nộ trên mạng, với nhiều người dùng đổ lỗi cho người đàn ông đã đi vào khu vực cấm. Một người dùng trên Twitter cho biết: “Hậu quả hoàn toàn tự nhiên từ ý thức quá kém đối với con người. Hoàn toàn không có lý do gì để giết con hổ. Hãy thay đổi chính sách bi thảm đó”; “Con hổ chỉ phản ứng theo bản năng - lẽ ra không nên bỏ qua chuyện này - người đàn ông hoàn toàn có lỗi”, một người khác chia sẻ. Hổ Malayan đã được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế trong Sách đỏ về các loài bị đe dọa. Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, có ít hơn 200 cá thể trưởng thành vẫn còn trong tự nhiên, so với hơn 3.000 loài vào những năm 1950.
Theo đó, một thanh niên tên là River Rosenquist (26 tuổi) làm việc cho dịch vụ vệ sinh bên ngoài vườn thú Naples ở Florida bị thương nặng sau khi một con hổ Malayan 8 tuổi tên là Eko cắn tay anh ta.
“Thông tin sơ bộ chỉ ra rằng thanh niên đang vuốt ve hoặc cho con vật ăn, nhưng đây là là những hoạt động trái phép và nguy hiểm tại khu vực cấm của vườn thú”, văn phòng cảnh sát trưởng hạt Collier cho biết trong một bài đăng trên Facebook.
Thực ra, xét về quyền hạn thì thanh niên này làm dịch vụ dọn dẹp vệ sinh của bên thứ ba, chỉ chịu trách nhiệm dọn dẹp phòng vệ sinh và cửa hàng quà tặng thuộc sở thú, không phải tại chuồng thú.
Các báo cáo điều tra ban đầu chỉ ra rằng, anh ta vượt hàng rào bảo vệ, tiến gần tới chuồng hổ, thò tay vào trong. Lúc này, chú hổ Eko nghe thấy tiếng động, như phản xạ tự nhiên nó lao ra tấn công "kẻ thù". Chú hổ đã ngoạm chặt bàn tay của River khiến anh ta đau đớn, vừa cố giằng co với con vật vừa la hét thất thanh cầu cứu.
Ngay sau đó, cảnh sát được gọi tới hiện trường để giúp đỡ River. Theo đoạn clip được cảnh sát địa phương công bố, River đau đớn la hét ở một bên hàng rào, phía bên kia là con hổ đang hung hăng, ngoặm chặt bàn tay anh ta.
Một sĩ quan đã cố gắng xua đuổi nó nhưng bất thành. Cuối cùng, cảnh sát buộc nổ súng bắt chết con hổ để giữ bàn tay cho nạn nhân. Sau khi xử lý chú hổ, cảnh sát đã đưa River đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tay bị thương nghiêm trọng.
Việc giết chết Eko đã gây ra sự phẫn nộ trên mạng, với nhiều người dùng đổ lỗi cho người đàn ông đã đi vào khu vực cấm. Một người dùng trên Twitter cho biết: “Hậu quả hoàn toàn tự nhiên từ ý thức quá kém đối với con người. Hoàn toàn không có lý do gì để giết con hổ. Hãy thay đổi chính sách bi thảm đó”; “Con hổ chỉ phản ứng theo bản năng - lẽ ra không nên bỏ qua chuyện này - người đàn ông hoàn toàn có lỗi”, một người khác chia sẻ.
Hổ Malayan đã được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế trong Sách đỏ về các loài bị đe dọa. Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, có ít hơn 200 cá thể trưởng thành vẫn còn trong tự nhiên, so với hơn 3.000 loài vào những năm 1950.