Rắn là kẻ săn mồi đáng sợ trong thế giới tự nhiên. Đặc biệt, những loài rắn độc như hổ mang, rắn mamba đen... có thể dễ dàng giết chết con mồi chỉ với một vết cắn. Thế nhưng, một loài động vật nhỏ bé lại trở thành "khắc tinh" của các loài rắn, bao gồm cả những loài rắn độc cực kỳ nguy hiểm. Đó chính là cầy mangut.Theo các nhà khoa học, cầy mangut có vóc dáng nhỏ bé. Chúng có đầu nhỏ dài, dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn.Mặc dù có thân hình nhỏ bé nhưng cầy mangut là loài động vật ăn thịt. Chúng được xem là những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất nhờ thính giác tốt và thị giác nhìn xa, có khả năng khiêu khích con mồi.Loài cầy mangut có những "vũ khí" đáng gờm là bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với hàm răng sắc nhọn, chắc khỏe. Ngoài ra, sự nhanh nhạy, thông minh giúp chúng chiếm được ưu thế khi "giao đấu" với các loài động vật khác.Thức ăn ưa thích của cầy mangut là mối, châu chấu, dế... nhưng cũng có thể là các loài gặm nhấm như chuột, thỏ, hay các loài chim nhỏ. Chúng cũng có thể tấn công, ăn thịt các loài ăn thịt khác như chó rừng, rắn độc.Đặc biệt, cầy mangut được mẹ thiên nhiên ban tặng một "vũ khí tối thượng" giúp chúng miễn nhiễm với chất độc của rắn, đặc biệt là rắn hổ mang.Cụ thể, các chất độc của nhiều nọc rắn, bao gồm cả rắn hổ mang, hoạt động theo cách liên kết với các thụ thể acetylcholine của con mồi, làm ngăn chặn sự liên lạc giữa hệ thần kinh và cơ bắp, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tê liệt.Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra thụ thể acetylcholine ở cầy mangut có đặc điểm giống như ở chính loài rắn.Thế nhưng, thụ thể acetylcholine của loài cầy mangut bị đột biến nhẹ để nọc độc không tương tác với tế bào cơ. Do đó, loài động vật săn mồi nhỏ bé này có thể đi săn các loài rắn độc để thỏa mãn cơn đói.Với cơ chế tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc, cầy mangut có thể ăn thịt các loài rắn độc như rắn hổ mang, rắn mamba đen... mà vẫn khỏe mạnh như bình thường.Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
Rắn là kẻ săn mồi đáng sợ trong thế giới tự nhiên. Đặc biệt, những loài rắn độc như hổ mang, rắn mamba đen... có thể dễ dàng giết chết con mồi chỉ với một vết cắn. Thế nhưng, một loài động vật nhỏ bé lại trở thành "khắc tinh" của các loài rắn, bao gồm cả những loài rắn độc cực kỳ nguy hiểm. Đó chính là cầy mangut.
Theo các nhà khoa học, cầy mangut có vóc dáng nhỏ bé. Chúng có đầu nhỏ dài, dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn.
Mặc dù có thân hình nhỏ bé nhưng cầy mangut là loài động vật ăn thịt. Chúng được xem là những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất nhờ thính giác tốt và thị giác nhìn xa, có khả năng khiêu khích con mồi.
Loài cầy mangut có những "vũ khí" đáng gờm là bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với hàm răng sắc nhọn, chắc khỏe. Ngoài ra, sự nhanh nhạy, thông minh giúp chúng chiếm được ưu thế khi "giao đấu" với các loài động vật khác.
Thức ăn ưa thích của cầy mangut là mối, châu chấu, dế... nhưng cũng có thể là các loài gặm nhấm như chuột, thỏ, hay các loài chim nhỏ. Chúng cũng có thể tấn công, ăn thịt các loài ăn thịt khác như chó rừng, rắn độc.
Đặc biệt, cầy mangut được mẹ thiên nhiên ban tặng một "vũ khí tối thượng" giúp chúng miễn nhiễm với chất độc của rắn, đặc biệt là rắn hổ mang.
Cụ thể, các chất độc của nhiều nọc rắn, bao gồm cả rắn hổ mang, hoạt động theo cách liên kết với các thụ thể acetylcholine của con mồi, làm ngăn chặn sự liên lạc giữa hệ thần kinh và cơ bắp, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tê liệt.
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra thụ thể acetylcholine ở cầy mangut có đặc điểm giống như ở chính loài rắn.
Thế nhưng, thụ thể acetylcholine của loài cầy mangut bị đột biến nhẹ để nọc độc không tương tác với tế bào cơ. Do đó, loài động vật săn mồi nhỏ bé này có thể đi săn các loài rắn độc để thỏa mãn cơn đói.
Với cơ chế tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc, cầy mangut có thể ăn thịt các loài rắn độc như rắn hổ mang, rắn mamba đen... mà vẫn khỏe mạnh như bình thường.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.