Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Vật lý học thiên thể, các nhà khoa học ở Đại học California ở Riverside, Mỹ đã tìm thấy “khí cười” (cũng có thể gọi là “hơi cười”) trong vũ trụ giúp làm sáng tỏ bí ẩn về sự sống ngoài Trái đất."Khí cười" có thành phần chủ yếu là nitrous oxide (dinitơ monoxide). Theo các chuyên gia, việc tìm thấy chất này trong vũ trụ cho thấy có tồn tại sự sống trên các hành tinh khác ngoài Trái đất.Nguyên do là bởi nitrous oxide được tạo ra từ vật thể sống. Vậy nên, dấu vết của "khí cười" trong bầu khí quyển ở một số hành tinh cho thấy rằng những hành tinh đó có thể đã hoặc đang tồn tại sự sống.Trước phát hiện này của các chuyên gia Đại học California ở Riverside, một số nhà khoa học cho rằng, do khí nitrous oxide là một chỉ dấu sinh học ít phổ biến nên sẽ rất khó dò ra nó ở những thiên hà xa xôi.Vì vậy, việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh ở những nơi xa xôi trong vũ trụ không hề dễ dàng.Trước đó, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm các dấu hiệu hóa học cho thấy sự hiện diện của sinh vật ngoài hành tinh.Trong số này, một số nhà khoa học cho rằng, để một thế giới có sự sống, điều kiện nhất định là chúng phải sở hữu bầu khí quyển toàn cầu với sự trao đổi khí mạnh mẽ giữa sự sống và khí quyển, từ đó tạo ra những hợp chất đặc trưng sinh học.Do vậy, nhóm chuyên gia đã và đang tìm kiếm những hành tinh có các điều kiện giống Trái đất với hy vọng sẽ tìm thấy dấu hiệu sự sống.Tuy nhiên, nhiệm vụ này không hề đơn giản. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng chắc chắn nào giúp chứng minh tồn tại sự sống ngoài hành tinh.Mời độc giả xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT1.
Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Vật lý học thiên thể, các nhà khoa học ở Đại học California ở Riverside, Mỹ đã tìm thấy “khí cười” (cũng có thể gọi là “hơi cười”) trong vũ trụ giúp làm sáng tỏ bí ẩn về sự sống ngoài Trái đất.
"Khí cười" có thành phần chủ yếu là nitrous oxide (dinitơ monoxide). Theo các chuyên gia, việc tìm thấy chất này trong vũ trụ cho thấy có tồn tại sự sống trên các hành tinh khác ngoài Trái đất.
Nguyên do là bởi nitrous oxide được tạo ra từ vật thể sống. Vậy nên, dấu vết của "khí cười" trong bầu khí quyển ở một số hành tinh cho thấy rằng những hành tinh đó có thể đã hoặc đang tồn tại sự sống.
Trước phát hiện này của các chuyên gia Đại học California ở Riverside, một số nhà khoa học cho rằng, do khí nitrous oxide là một chỉ dấu sinh học ít phổ biến nên sẽ rất khó dò ra nó ở những thiên hà xa xôi.
Vì vậy, việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh ở những nơi xa xôi trong vũ trụ không hề dễ dàng.
Trước đó, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm các dấu hiệu hóa học cho thấy sự hiện diện của sinh vật ngoài hành tinh.
Trong số này, một số nhà khoa học cho rằng, để một thế giới có sự sống, điều kiện nhất định là chúng phải sở hữu bầu khí quyển toàn cầu với sự trao đổi khí mạnh mẽ giữa sự sống và khí quyển, từ đó tạo ra những hợp chất đặc trưng sinh học.
Do vậy, nhóm chuyên gia đã và đang tìm kiếm những hành tinh có các điều kiện giống Trái đất với hy vọng sẽ tìm thấy dấu hiệu sự sống.
Tuy nhiên, nhiệm vụ này không hề đơn giản. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng chắc chắn nào giúp chứng minh tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT1.