Các chuyên gia thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các nhà học tại Đại học Hokkaido và Kyushu của Nhật Bản mới công bố kết quả nghiên cứu về sự sống trên Trái đất. Theo nhóm chuyên gia, Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Tuy nhiên, sự sống trên Trái đất xuất hiện muộn hơn, khoảng 3,8 tỷ năm trước.Các chuyên gia đưa ra nhận định này sau khi nghiên cứu các thành phần của DNA và RNA trong tảng đá không gian khổng lồ. Trong thời kỳ đầu sau khi Trái đất được hình thành, hành tinh xanh thường xuyên bị các thiên thạch, sao chổi và các vật chất khác từ không gian "tấn công". Do đó, Trái đất quá nóng để sự sống tồn tại và phát triển.Mặc dù các hóa thạch được phát hiện sớm nhất là các mẫu vật biển có niên đại khoảng 3,5 tỷ năm trước nhưng các chuyên gia đã tìm ra những manh mối cho thấy sự sống trên Trái đất có khả năng được hình thành cách đây 3,8 tỷ năm.Giới khoa học nhận định khả năng sự sống dựa trên DNA tiến hóa sớm trên Trái đất là vì chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ từ ngoài vũ trụ.Nhóm nghiên cứu của các chuyên gia tiến hành kiểm tra, phân tích thiên thạch bằng các kỹ thuật nhạy cảm hơn với thiết bị có độ phân giải siêu cao thay vì dùng xit mạnh và nhiệt để chiết xuất các thành phần DNA (được gọi là nucleobase) như trước đây.Kế đến, các chuyên gia tiến hành phân tích kỹ lưỡng hơn về các thiên thạch đã hạ rơi xuống Mỹ, Canada và Australia dẫn đến phát hiện chúng tình cờ chứa các khối cấu tạo cơ bản của DNA trong bối cảnh Trái đất hoàn toàn chưa có sự sống.Nghiên cứu của các chuyên gia phát hiện thực sự có một lượng nhỏ nucleobase trước đây chưa từng được phát hiện - được gọi là pyrimidine - trong các tảng đá không gian.Từ đó, nhóm chuyên gia đi đến kết luận rằng, pyrimidine trước đó có thể đã "đi trốn" vì chúng có cấu trúc tinh vi hơn các nucleobase khác.Tiếp đến, nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã kiểm tra vật chất từ 3 thiên thạch gồm: một thiên thạch lao xuống Trái đất năm 1950 gần thị trấn Murray ở bang Kentucky của Mỹ; một thiên thạch rơi xuống gần thị trấn Murchison ở bang Victoria của Australia năm 1969 và thiên thạch rơi xuống gần Hồ Tagish ở British Columbia của Canada năm 2000.Cả ba thiên thạch trên đều được xếp vào nhóm đá không gian hình thành sớm trong lịch sử của Hệ mặt trời. Chúng rất giàu carbon - thành phần chính của các sinh vật trên Trái đất.Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.
Các chuyên gia thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các nhà học tại Đại học Hokkaido và Kyushu của Nhật Bản mới công bố kết quả nghiên cứu về sự sống trên Trái đất. Theo nhóm chuyên gia, Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Tuy nhiên, sự sống trên Trái đất xuất hiện muộn hơn, khoảng 3,8 tỷ năm trước.
Các chuyên gia đưa ra nhận định này sau khi nghiên cứu các thành phần của DNA và RNA trong tảng đá không gian khổng lồ. Trong thời kỳ đầu sau khi Trái đất được hình thành, hành tinh xanh thường xuyên bị các thiên thạch, sao chổi và các vật chất khác từ không gian "tấn công". Do đó, Trái đất quá nóng để sự sống tồn tại và phát triển.
Mặc dù các hóa thạch được phát hiện sớm nhất là các mẫu vật biển có niên đại khoảng 3,5 tỷ năm trước nhưng các chuyên gia đã tìm ra những manh mối cho thấy sự sống trên Trái đất có khả năng được hình thành cách đây 3,8 tỷ năm.
Giới khoa học nhận định khả năng sự sống dựa trên DNA tiến hóa sớm trên Trái đất là vì chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ từ ngoài vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu của các chuyên gia tiến hành kiểm tra, phân tích thiên thạch bằng các kỹ thuật nhạy cảm hơn với thiết bị có độ phân giải siêu cao thay vì dùng xit mạnh và nhiệt để chiết xuất các thành phần DNA (được gọi là nucleobase) như trước đây.
Kế đến, các chuyên gia tiến hành phân tích kỹ lưỡng hơn về các thiên thạch đã hạ rơi xuống Mỹ, Canada và Australia dẫn đến phát hiện chúng tình cờ chứa các khối cấu tạo cơ bản của DNA trong bối cảnh Trái đất hoàn toàn chưa có sự sống.
Nghiên cứu của các chuyên gia phát hiện thực sự có một lượng nhỏ nucleobase trước đây chưa từng được phát hiện - được gọi là pyrimidine - trong các tảng đá không gian.
Từ đó, nhóm chuyên gia đi đến kết luận rằng, pyrimidine trước đó có thể đã "đi trốn" vì chúng có cấu trúc tinh vi hơn các nucleobase khác.
Tiếp đến, nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã kiểm tra vật chất từ 3 thiên thạch gồm: một thiên thạch lao xuống Trái đất năm 1950 gần thị trấn Murray ở bang Kentucky của Mỹ; một thiên thạch rơi xuống gần thị trấn Murchison ở bang Victoria của Australia năm 1969 và thiên thạch rơi xuống gần Hồ Tagish ở British Columbia của Canada năm 2000.
Cả ba thiên thạch trên đều được xếp vào nhóm đá không gian hình thành sớm trong lịch sử của Hệ mặt trời. Chúng rất giàu carbon - thành phần chính của các sinh vật trên Trái đất.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.