Tiểu Lý (Trung Quốc) sinh ra và lớn lên ở miền núi, anh làm công việc hái thuốc. Một hôm lên núi như thường ngày anh vô tình phát hiện ra một thứ giống với một tảng đá có hình thù kỳ dị.Mặc dù "tảng đá" này nằm ở vị trí khá cheo leo nhưng Tiểu Lý vẫn quyết định đem nó về nhà làm vật trang trí trong sân nhà mình. Tuy nhiên khi nhấc lên nó lên không quá nặng nên nghi ngờ không phải là đá.Tiểu Lý chợt nhớ ra mình có một người bạn vốn là tay chơi đồ cổ sành sỏi, biết đâu anh ta có quen chuyên gia. Tiểu Lý vội lấy điện thoại ra liên hệ, sau một hồi trình bày đầu đuôi sự việc, người bạn hứa sẽ tìm giúp anh ta một người chuyên nghiệp.Vài ngày sau, bạn của Tiểu Lý cùng 1 chuyên gia về cổ vật đã tới tận nơi để xem xét. Nào ngờ vừa nhìn thấy "tảng đá" mà Tiểu Lý mất bao công sức mới đem về ông ta liền nói: "Đây không phải là đá nhưng tôi thực sự ghen tị với anh đấy. Thứ anh tìm được quả thực rất đáng giá."Vị chuyên gia cho biết, thứ mà Tiểu Lý tìm thấy là 1 khúc gỗ nhai bách giá trị. Hơn nữa nó lại là một khúc gỗ nhai bách "chết", thứ được coi như quốc bảo. Nhai bách được coi là một thực vật hóa thạch sống và được cho vào danh sách các loài thực vật cần phải được bảo vệ.Bởi những cây gỗ nhai bách đã chết hơn 50 năm trở lên lại còn mọc ở vách đá núi như này sẽ có hàm lượng dầu tốt nhất. Chúng là một trong những loại gỗ đắt giá yêu thích của các nhà sưu tập và chuyên gia về thực vật.Cây nhai bách (tên khoa học thuja sutchuenensis) là một giống cây mọc tự nhiên trên các vách núi đá vôi, rặng núi, sườn núi với độ cao trên 1500m.Trải qua hàng trăm năm mưa gió với các điều kiện thời tiết khác nhau nên gỗ của nhai bách dường như hấp thụ mọi tinh hoa của đất trời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, may mắn cho con người.Cây nhai bách có thể đạt chiều cao lên đến hơn 60m. Vỏ cây có màu nâu hoặc xám nâu, cành dày đặc và tán lá rộng, dạng lá kim. Do đặc điểm đất đai, khí hậu ở mỗi nơi khác nhau nên hình thành cây nhai bách có sự khác biệt.Quả của cây nhai bách theo các nhà nghiên cứu về thực vật học cho biết là loại quả hình cầu, thuộc thực vật hạt trần hiếm nhất thế giới hiện nay.Thuộc dòng quý hiếm, phải mất nhiều năm mới có được một gỗ nhai bách giá trị. Cho nên, giá thành của các loại gỗ này vô cùng đắt. Nhiều người chơi gỗ dù có bỏ tiền ra hàng trăm triệu cũng chưa chắc đã mua được những tấm gỗ nhai bách hảo hạng.Đặc biệt phần mà Tiểu Lý nhặt được là phần rễ cây hay còn gọi là lũa, có hình dáng rất độc đáo nên có thể tạo ra tác phẩm điêu khắc nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao. Vì thế, vị chuyên gia đã ước tính khúc gỗ của Tiểu Lý có thể đạt tới hàng trăm triệu đồng.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Tiểu Lý (Trung Quốc) sinh ra và lớn lên ở miền núi, anh làm công việc hái thuốc. Một hôm lên núi như thường ngày anh vô tình phát hiện ra một thứ giống với một tảng đá có hình thù kỳ dị.
Mặc dù "tảng đá" này nằm ở vị trí khá cheo leo nhưng Tiểu Lý vẫn quyết định đem nó về nhà làm vật trang trí trong sân nhà mình. Tuy nhiên khi nhấc lên nó lên không quá nặng nên nghi ngờ không phải là đá.
Tiểu Lý chợt nhớ ra mình có một người bạn vốn là tay chơi đồ cổ sành sỏi, biết đâu anh ta có quen chuyên gia. Tiểu Lý vội lấy điện thoại ra liên hệ, sau một hồi trình bày đầu đuôi sự việc, người bạn hứa sẽ tìm giúp anh ta một người chuyên nghiệp.
Vài ngày sau, bạn của Tiểu Lý cùng 1 chuyên gia về cổ vật đã tới tận nơi để xem xét. Nào ngờ vừa nhìn thấy "tảng đá" mà Tiểu Lý mất bao công sức mới đem về ông ta liền nói: "Đây không phải là đá nhưng tôi thực sự ghen tị với anh đấy. Thứ anh tìm được quả thực rất đáng giá."
Vị chuyên gia cho biết, thứ mà Tiểu Lý tìm thấy là 1 khúc gỗ nhai bách giá trị. Hơn nữa nó lại là một khúc gỗ nhai bách "chết", thứ được coi như quốc bảo. Nhai bách được coi là một thực vật hóa thạch sống và được cho vào danh sách các loài thực vật cần phải được bảo vệ.
Bởi những cây gỗ nhai bách đã chết hơn 50 năm trở lên lại còn mọc ở vách đá núi như này sẽ có hàm lượng dầu tốt nhất. Chúng là một trong những loại gỗ đắt giá yêu thích của các nhà sưu tập và chuyên gia về thực vật.
Cây nhai bách (tên khoa học thuja sutchuenensis) là một giống cây mọc tự nhiên trên các vách núi đá vôi, rặng núi, sườn núi với độ cao trên 1500m.
Trải qua hàng trăm năm mưa gió với các điều kiện thời tiết khác nhau nên gỗ của nhai bách dường như hấp thụ mọi tinh hoa của đất trời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, may mắn cho con người.
Cây nhai bách có thể đạt chiều cao lên đến hơn 60m. Vỏ cây có màu nâu hoặc xám nâu, cành dày đặc và tán lá rộng, dạng lá kim. Do đặc điểm đất đai, khí hậu ở mỗi nơi khác nhau nên hình thành cây nhai bách có sự khác biệt.
Quả của cây nhai bách theo các nhà nghiên cứu về thực vật học cho biết là loại quả hình cầu, thuộc thực vật hạt trần hiếm nhất thế giới hiện nay.
Thuộc dòng quý hiếm, phải mất nhiều năm mới có được một gỗ nhai bách giá trị. Cho nên, giá thành của các loại gỗ này vô cùng đắt. Nhiều người chơi gỗ dù có bỏ tiền ra hàng trăm triệu cũng chưa chắc đã mua được những tấm gỗ nhai bách hảo hạng.